Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Xóa Nghèo Trên Đất Yên Thế

Cây Xóa Nghèo Trên Đất Yên Thế
Ngày đăng: 26/01/2015

Tưởng như vùng chè ở xã miền núi Xuân Lương, huyện Yên Thế (Bắc Giang) không còn đất sống, thế nhưng mọi chuyện đã khác kể từ khi cây chè được quan tâm, đầu tư. Sau sáu năm, hầu hết diện tích chè ở đây chuyển đổi cây trồng và phương thức canh tác truyền thống sang áp dụng tiêu chuẩn GAP, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.Từ một xã nghèo nhất huyện Yên Thế, nhờ cây chè mà Xuân Lương đang từng bước chuyển mình.

Xuân Lương là xã xa nhất của Yên Thế, có gần 90% số dân là bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Những năm trước, cuộc sống của đồng bào còn nhiều khó khăn do tập tục canh tác lạc hậu cũng như điều kiện đồi núi khó phát triển được sản xuất hàng hóa.

Kể từ khi thực hiện giao đất, giao rừng, người dân nơi đây đã từng bước áp dụng khoa học, kỹ thuật vào kinh tế đồi -rừng, trồng cây lấy gỗ và cây chè giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt. Từ một xã nghèo, kể từ lứa keo, bạch đàn đầu tiên được xuất bán, nhất là từ khi cây chè chính thức có "thương hiệu", Xuân Lương vươn lên thành xã khá của huyện.

Trong câu chuyện cùng chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Xuân Lương Ninh Quảng Nghiệp chia sẻ, Xuân Lương bây giờ có doanh nghiệp địa phương chuyên sản xuất, kinh doanh chè. Thật ra, không phải bây giờ xã mới trồng chè, cây chè giống cũ đã có mặt ở đây từ những năm 80 của thế kỷ trước. Do giống cũ, chăm sóc lạc hậu và chế biến thủ công cho nên năng suất thấp, giá rẻ. Đã từng có thời người Xuân Lương chặt hạ đồi chè, bỏ vườn bãi vào rừng khai thác lâm sản hoặc đi làm ăn xa.

Có thời điểm, khoảng 30-40 năm trở về trước, diện tích trồng chè toàn huyện đạt hơn một nghìn ha. Sau đó, do không bán được hoặc giá thấp vì phải "ăn theo" thương hiệu chè Thái Nguyên, người dân phá bỏ gần hết để trồng rừng kinh tế. Thế nhưng rừng không phải ai cũng có thể trồng bởi phải có vốn, có đất trong khi cây chè không phải đầu tư nhiều.

Mặt khác, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phía tây Yên Thế lại rất phù hợp cho cây chè phát triển. Suy đi bàn lại, Huyện ủy Yên Thế xác định phải khai thác tối đa tiềm năng sẵn có của địa phương để tạo động lực, trước hết là xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Đến nay toàn xã có gần 250 ha đất trồng chè, giống chè năng suất cao, chất lượng tốt cho thu hàng chục tấn chè thành phẩm mỗi năm. Cây chè giúp cuộc sống của người dân nơi đây được cải thiện đáng kể.

Gia đình anh Hoàng Văn Hà, dân tộc Cao Lan, ở bản Ven là một thí dụ tiêu biểu cho sự hồi sinh của vùng chè Xuân Lương. Chỉ khoảng mười năm trước, cuộc sống của gia đình khó khăn, anh để vợ và hai đứa con nhỏ ở nhà đi làm ăn xa, lăn lộn đào vàng ở Nghệ An, phu hồ Hà Nội rồi dạt cả sang Đa Hội làm sắt.

Thật may khi huyện thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển cây chè, gia đình anh Hà được hỗ trợ giống chè mới LDP1 và LDP2 và hướng dẫn kỹ thuật để trồng thay thế giống cũ. Mày mò học hỏi kinh nghiệm, đồng thời theo học các khóa tập huấn hướng dẫn trồng và chăm sóc theo quy trình chè sạch, an toàn VietGAP do huyện tổ chức, gia đình anh Hà đã có "vốn liếng" kha khá để bắt tay trồng chè. Sau nhiều năm kiên trì theo đuổi, giờ đây diện tích trồng cây chè xanh của gia đình anh Hà đã được mở rộng tới 1,5 mẫu và mang lại nguồn thu nhập hơn 100 triệu đồng mỗi năm sau khi đã trừ chi phí.

Theo anh Hà, nếu tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất VietGAP thì giống chè mới cho năng suất cao gấp ba lần so với giống cũ, chất lượng tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Sau sáu năm, từ một hộ nghèo, gia đình anh đã có một cơ ngơi khá khang trang, nuôi được hai con ăn học và có thêm vốn đầu tư cho sản xuất. Cũng như gia đình anh Hà, nhờ cây chè mà cuộc sống của hơn 100 hộ dân bản Ven cũng không chỉ bớt đi nhiều khó khăn mà còn dần ổn định, vươn lên làm giàu.

Trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Yên Thế Chu Văn Thi cho chúng tôi xem đề án quy hoạch vùng chè Yên Thế với mục tiêu phát triển cây chè thành một sản phẩm nông nghiệp hàng hóa thế mạnh của huyện. Mặc dù mới chỉ có gần 500ha nhưng phần lớn dùng giống mới và áp dụng GAP nên sản lượng và chất lượng chè tương đối ổn định.

"Điều chúng tôi băn khoăn và đang nỗ lực là xây dựng cho giống chè sạch Yên Thế một thương hiệu đủ mạnh để đứng được trên thị trường. Ngoài việc áp dụng GAP, huyện đã vận động các hộ thay thế giống chè cũ bằng giống mới, xây dựng một số hệ thống sấy, đóng gói, bảo quản đúng tiêu chuẩn cũng như nghiên cứu mẫu mã thống nhất cho toàn bộ vùng chè Yên Thế, trong đó lấy xã Xuân Lương làm trọng điểm" - ông Thi cho biết.

Hy vọng rằng, trong tương lai không xa, thương hiệu chè sạch Yên Thế sẽ khởi sắc, không chỉ là cây xóa đói, giảm nghèo mà sẽ là loại cây hàng hóa mang lại thu nhập cao cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.


Có thể bạn quan tâm

Sẵn Sàng Cho Sản Xuất Vụ Xuân Sẵn Sàng Cho Sản Xuất Vụ Xuân

Có mặt tại cánh đồng xóm Làng Áng, xã Lâu Thượng (Võ Nhai) vào một buổi sáng mùa đông, mặc dù thời tiết rét đậm kèm sương mù dày đặc nhưng để đảm bảo tiến độ sản xuất vụ xuân, nông dân trong xóm vẫn tích cực ra đồng nạo vét kênh mương, cày ải, làm đất...

24/01/2015
Cung Ứng Trên 720 Tấn Vật Tư Cho Sản Xuất Vụ Xuân Cung Ứng Trên 720 Tấn Vật Tư Cho Sản Xuất Vụ Xuân

Để kịp thời đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của nông dân, ngay từ đầu tháng 1, Chi nhánh Vật tư nông nghiệp huyện đã chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư gồm: Trên 700 tấn phân bón các loại; 5,5 tấn lúa giống, trong đó, lúa lai 3,5 tấn với các giống chủ yếu là: Syn6, Nhị ưu 838, Bio 404… và trên 20 tấn ngô giống, 100% là giống ngô lai.

24/01/2015
Trao Chứng Nhận Sản Phẩm Chè Búp Khô Đạt Tiêu Chuẩn UTZ Trao Chứng Nhận Sản Phẩm Chè Búp Khô Đạt Tiêu Chuẩn UTZ

Ngày 22-1, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức trao Chứng nhận sản phẩm chè búp khô đạt tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED cho Hợp tác xã chè Tân Hương, Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Hồng Thái (Tân Cương) và Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Nhà Thờ (Phúc Trìu).

24/01/2015
Khẩn Trương Chống Hạn Ngay Từ Vụ Đông Xuân Khẩn Trương Chống Hạn Ngay Từ Vụ Đông Xuân

Thông thường hàng năm, công tác chống hạn diễn ra chủ yếu ở vụ sản xuất hè thu nhưng năm qua do lượng mưa quá thấp nên ngay giữa mùa mưa mà hầu hết các hồ chứa, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đều có mức nước thấp hơn trung bình nhiều năm trước. Bởi vậy, ngay từ vụ đông xuân 2014 – 2015, công tác chống hạn được ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện.

24/01/2015
Xây Dựng Vùng Lúa Chất Lượng Cao Xây Dựng Vùng Lúa Chất Lượng Cao

Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) luôn chú trọng cải tạo ruộng đồng, đầu tư thâm canh để không ngừng tăng diện tích và nâng cao chất lượng sản phẩm lúa hàng hóa. Diện tích cây lúa gieo trồng hàng năm của huyện đạt trên 13.500 ha, sản lượng bình quân trên 80.000 tấn, chủ yếu là các loại giống cho năng suất, chất lượng cao như: Khang Dân, HT1, HC95, Ma Lâm, PC6...

24/01/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.