Quảng Ninh Sản Phẩm Sạch Của HTX Đức Thịnh
Chúng tôi đến thăm khu nuôi trồng thuỷ sản của Hợp tác xã (HTX) Thương mại và Nuôi trồng thuỷ sản Đức Thịnh, tại khu vực Cái Mắm - Thoi Dây, thôn Phúc Tiến, xã Tân Lập (Đầm Hà - Quảng Ninh), gặp Chủ nhiệm HTX Tô Phúc Thịnh ông hồ hởi cho biết: HTX vừa được vinh dự nhận Cúp và Bằng chứng nhận chất lượng vàng thuỷ sản Việt Nam 2014 của Hội nghề cá Việt Nam, hiện nay đơn vị cũng đang tham gia dự thi sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao do Hội Nông dân Việt Nam tổ chức. Việc HTX Đức Thịnh đoạt giải vàng sẽ là động lực để tích cực sản xuất, gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh, xây dựng và phát triển thương hiệu.
Có được thành tựu ngày hôm nay, ông Thịnh đã phải trải qua rất nhiều khó khăn. Năm 2002, sau hàng chục năm làm ở HTX vận tải biển của huyện rồi buôn bán thuỷ sản, ông trở về vay được 60 triệu đồng đóng nhà bè với 6 ô nuôi trồng thuỷ sản lênh đênh nơi cửa sông Cái Mắm.
Chỉ sau 2 năm nuôi hàng chục loại cá như cá song chấm, song hoa, hồng đỏ, cá giò, cá thác, hồng mỹ… cho hiệu quả kinh tế cao, ông đã tích luỹ được vốn liếng kha khá để rồi đầu tư tiếp 20 cây vàng đóng thêm nhà bè mới, nâng tổng số diện tích nuôi trồng lên 24 ô lồng toàn bằng gỗ táu có thể chịu được gió bão cấp 11, cấp 12. Hiện gia đình có 30 ô lồng nuôi cá.
Thấy ông làm ăn có hiệu quả, nhiều hộ trong vùng đã tìm đến học hỏi, và đầu tư nuôi cá ở khu vực này. Năm 2012, ông Thịnh cùng 7 người khác thành lập HTX Thương mại và Nuôi trồng thuỷ sản Đức Thịnh. Hiện HTX có 10 hộ gia đình với 20 lao động tham gia với gần 300 ô lồng.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm nuôi, HTX Đức Thịnh triển khai hoạt động và thực hiện nuôi trồng an toàn theo quy phạm VietGAP, được cấp lô gô nhãn hiệu sản phẩm thuỷ sản. Các sản phẩm chính của HTX là cá: Song hoa, cá chấm, hồng đỏ, hồng mỹ, vược nhập giống tự nhiên trên biển, không dùng bất cứ loại hoá chất hay thuốc tăng trọng nào cho việc nuôi trồng.
Ông Thịnh cho biết: Chúng tôi chỉ dùng loại cá nhỏ tự nhiên trên biển để làm thức ăn cho cá, do đó sản phẩm nuôi của chúng tôi thường dài hơn so với việc nuôi cá bằng thức ăn tăng trọng, một con cá giống nuôi xuất bán thường mất khoảng 2 năm. Năm 2014, toàn HTX thu hoạch được khoảng 60 tấn cá các loại doanh thu hơn 7 tỷ đồng.
Năm 2015 HTX sẽ mở rộng vùng nuôi thêm 100 ô lồng nữa, tuy nhiên hiện nay gặp rất nhiều khó khăn về vốn, nhưng sau hơn một năm thành lập, HTX mới chỉ vay được 500 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi của tỉnh. Hiện nay muốn vay thêm vốn để đầu tư nhưng HTX rất khó tiếp cận được các nguồn vốn vay của Nhà nước, bởi HTX không có nhiều tài sản để thế chấp.
Trong quá trình nuôi, các hộ ở đây rất coi trọng đến môi trường sinh thái, đã từ lâu các hộ nuôi trồng ở đây đều tự giác bảo vệ rừng ngập mặn, ngăn ngừa các hành vi chặt phá, đào bới xâm hại đến rừng ngập mặn. Đặc biệt khu vực Cái Mắm - Thoi Dây, được bao bọc xung quanh bởi đảo Cuống, đảo Thoi Dây và hàng trăm ha rừng ngập mặn chạy vòng cung tạo ra một vùng biển kín, ít bị ảnh hưởng bởi sóng to gió lớn.
Chính vì vậy, mới đây huyện Đầm Hà phê duyệt chủ trương xây dựng vùng nuôi trồng thuỷ sản an toàn và hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm thuỷ sản với quy mô diện tích khảo sát 300ha, trong đó diện tích khu nuôi trồng theo quy hoạch nuôi lồng bè là 45ha tại khu vực Cái Mắm - Thoi Dây sẽ tạo điều kiện cho các hộ nuôi trồng khu vực này đầu tư mở rộng vùng nuôi.
HTX Đức Thịnh đang cùng bà con trong khu vực xúc tiến việc xây dựng khu vực nuôi trồng thuỷ sản an toàn, xây dựng nhãn hiệu hàng hoá cho các loài thuỷ sản của Đầm Hà để nghề nuôi trồng thuỷ sản và các sản phẩm từ biển được bảo vệ, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Theo thông tin từ Trại giống Tân Khánh Đông, đây là những giống hoa triển vọng cho hiệu quả kinh tế cao, rất được thị trường ưa chuộng. Ngoài ra, nhờ được lai tạo bằng công nghệ nuôi cấy mô nên các loại hoa này có nhiều ưu điểm hơn so với nhân giống theo kiểu truyền thống như: cây khỏe, sạch bệnh, chất lượng đồng đều... đặc biệt có thể nhân giống với số lượng lớn.
Đến thời điểm này, nông dân huyện Lai Vung thu hoạch được 150/329ha hoa màu vụ thu đông, tập trung ở các xã ven sông Hậu như Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa và Phong Hòa.
Riêng vụ thu đông, diện tích thực hiện cánh đồng liên kết gần 14.000ha, đạt gần 60% so với kế hoạch. Trong đó, các công ty, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo dự kiến liên kết tiêu thụ gần 700ha. Tại huyện Cao Lãnh, Công ty Hiếu Nhân và thương lái Hồ Văn Tràng liên kết tiêu thụ được gần 4.200 tấn...
Nhằm giúp ngành chức năng có những định hướng trong phát triển sản xuất, người dân có sự lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với tình tình biến đổi khí hậu (BĐKH), Trường Đại học Cần Thơ đã phối hợp với Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) triển khai dự án “Ảnh hưởng của BĐKH lên sử dụng đất ở ĐBSCL, sự thích ứng của các hệ thống canh tác trên nền lúa (dự án Clues)”. Qua 4 năm thực hiện, dự án đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
Nhà vườn trồng bưởi da xanh ở khu vực ĐBSCL đã và đang được doanh nghiệp đồng hành chia lợi nhuận bằng cách xây kho lạnh dự trữ hàng nên giá luôn ở mức cao.