Nghiên Cứu Chất Lượng Nước Tại Các Ao Nuôi Tôm
Đây là đề tài do Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 thực hiện. Qua khảo sát chất lượng nước các ao nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú trên 3 mô hình nuôi thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng, các nhà khoa học nhận thấy, chất lượng nền đáy ao, bao gồm tổng carbon, tổng nitơ và tổng phosphor, vào đầu vụ nuôi nhìn chung là phù hợp cho tôm phát triển.
Các chỉ tiêu đo hàng ngày (pH và độ kiềm) được duy trì trong khoảng thích hợp cho nuôi tôm, với độ kiềm trên 90 mg/l và độ chênh lệch pH trong ngày giữa sáng và chiều là rất thấp (luôn dưới 0,5 đơn vị).
Ngoài ra, sự biến động tương đối lớn về hàm lượng chất dinh dưỡng (tổng nitơ và tổng phosphor) trong nước ao nuôi dẫn đến sự tăng hay giảm khác nhau về mật độ Vibrio spp., mật độ protozoa và tảo. Trong mối tương quan giữa tỷ lệ N/P trong nước và các yếu tố hữu sinh: khi nồng độ N tổng số rất cao, lượng chất hữu cơ, chất thải trong ao nhiều làm cho mật độ Vibrio tổng số và protozoa tăng cao đến các giá trị cực đại là 4.520 CFU/ml và 33.000 con/m3 theo thứ tự tương ứng. Ngược lại, khi P tổng số cao (N/P dưới 5) tạo điều kiện cho tảo phát triển, nhất là nhóm tảo lam và tảo mắt, với mật độ tổng tảo cao nhất là 8.628.200 cá thể/lít.
Mặc dù môi trường nước được quản lý khá tốt, sự tồn lưu của thuốc diệt giáp xác cypermethrin trong lớp bùn đáy (31,49 - 603,50 ppb) được xem là nguyên nhân chính làm cho tôm bị hoại tử gan tụy và phải thu hoạch sớm.
Có thể bạn quan tâm
Ban đầu chỉ có dăm hội nuôi, sau 8 năm “cắm rễ” ở huyện nghèo Vũ Quang (Hà Tĩnh), nghề nuôi ong lấy mật đã thu hút 1.000 hộ nuôi với trên 4.000 đàn. Mỗi năm, các hộ thu về hơn 40 tấn mật và bán ra khoảng 1.000 đàn ong giống, thu hàng tỷ đồng...
Nhờ ưu thế vượt trội, có tới hơn 2/3 tổng đàn vịt ở ĐBSCL và một số tỉnh Đông Nam bộ là giống Vigova. Sức mạnh của con giống tốt đã giúp nông dân làm lợi hàng trăm tỷ đồng/năm…
Nỗi ám ảnh về giống Trung Quốc của bà con nông dân Quảng Nam ngày càng lớn sau câu chuyện cây ớt chết hàng loạt ở Duy Xuyên, Đại Lộc…
Nông dân huyện Chợ Mới (An Giang) đang thu hoạch rộ và trúng mùa trái sơ ri. Đây là loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, đầu ra ổn định.
Những ngày này, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang cố gắng mở rộng diện tích mãng cầu ta trong toàn tỉnh lên vài ngàn ha thay vì 2.000 ha như hiện nay. Người dân được khuyến khích thâm canh mãng cầu qua việc Trung tâm Khuyến nông của tỉnh giúp nông dân thực hiện những khu vườn mãng cầu thí điểm mà năng suất đạt 7 tấn trái/vụ, với giá bán tùy theo loại, từ 12 - 32 ngàn đồng/kg. Ước tính người trồng mãng cầu thu lãi trên 100 triệu đồng/ha/vụ.