Nghịch Lý Giá Trứng Từ Trang Trại Đến Chợ
Khoảng 1 tháng nay, trong khi giá trứng gà bán ra từ các trang trại liên tục giảm mạnh thì trên thị trường mặt hàng này vẫn giữ giá ở mức cao. Sự bất hợp lý trong phân phối, tiêu thụ sản phẩm đang làm nản lòng người dân trong đầu tư tái đàn gia cầm.
Xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang hiện có tổng đàn gia cầm trên 435.000 con với hơn 1.200 hộ nuôi. Phong trào nuôi gà lấy trứng phát triển mạnh trong nhiều năm qua hiện đang trầm lắng, nhiều hộ dự định chuyển nghề. Nguyên nhân chính là do lợi nhuận từ chăn nuôi ngày càng sụt giảm, trong đó giá thu mua trứng của các cửa hàng, đại lý còn quá thấp so với giá thị trường.
Ông Phan Thành Nguyên, người dân xã Lương Hòa Lạc cho biết: “Nông dân bị rất nhiều rủi ro từ thức ăn tăng cao, dịch bệnh nhưng giá bán hiện nay chỉ khoảng 1.500 đồng/trứng, còn đại lý bán ra lại được hơn 2.500 đồng. Nhưng chúng tôi chỉ có thể bán như vậy bởi không thể bán lẻ được”.
Trong khi người chăn nuôi có nguy cơ lỗ vốn do giá trứng sụt giảm thì giới tiểu thương, đại lý, doanh nghiệp chỉ bỏ vốn mua đi bán lại đang hưởng lợi nhuận quá lớn. Bởi theo khảo sát, giá trứng gia cầm bán ở chợ, siêu thị đang gấp rưỡi, thậm chí có loại gấp đôi giá ở các trang trại. Việc này không chỉ khiến người tiêu dùng chịu thiệt mà còn kìm hãm sức mua trên thị trường, tác động tiêu cực đến đầu ra của nông dân.
Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế cho rằng: “Thực trạng sản xuất thời gian qua ở ĐBSCL thể hiện sự thiếu sự kết nối giữa người sản xuất và doanh nghiệp, sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ. Do đó chúng tôi đang nghiên cứu, xem xét những chính sách nào còn bất cập thì sửa đổi, bổ sung”.
Sự bất hợp lý trong giá thu mua trứng một lần nữa cho thấy những yếu kém trong hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiện nay. Theo các chuyên gia kinh tế, hoạt động kinh doanh hiện nay khá rối rắm.
Nhiều người, nhiều doanh nghiệp tham gia nhưng quản lý chưa chặt nên tình trạng làm giá, thao túng thị trường khá phổ biến. Thực tế này cũng xuất phát từ việc thiếu chiến lược xây dựng hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ hợp lý để hàng hóa Việt đủ sức chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.
Related news
Từ giữa tháng 2, nhiều cánh đồng ở Vĩnh Long vào cao điểm thu hoạch vụ lúa Đông Xuân. Máy gặt đập liên hợp, xe kéo lúa hoạt động rôm rả khắp nơi… Thương lái cũng vào tận đồng mua lúa tươi. Nhiều nông dân hồ hởi: “Chưa năm nào lúa trúng mùa, trúng giá đậm như năm nay”.
Với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi kết hợp với hệ thống đê bao hoàn thiện, nhiều năm qua người dân ấp Đông Hòa A, xã Thới Tân đã gắn bó với cây lúa. Tuy nhiên, do sản xuất nhỏ lẻ, tự phát nên sản lượng lúa luôn ở mức thấp, chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn không cao.
Sau hàng chục năm tìm kiếm, đến nay, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã xác định được một số giống cây trồng chủ lực. Thế nhưng, việc hỗ trợ cho người dân tập trung phát triển những giống cây này còn gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, có khoảng 30 hécta lúa chỉ làm được một vụ do khó khăn về nước tưới nên nông dân mong muốn được chuyển đổi từ cây lúa có hiệu quả thấp sang cây bưởi có giá trị cao. Huyện Vĩnh Cửu đã xây dựng dự án phát triển vùng chuyên canh bưởi tại 3 xã: Tân Bình, Bình Lợi, Tân An với tổng diện tích trồng mới là 205 hécta.
Điển hình như ông Trần Quyết Định, xã Tân Ân Tây. Ông Định đào 3 ao với diện tích trên 1.800 m2, thả 4.000 con cá mú giống. Sau 8 tháng nuôi, bình quân mỗi con đạt trọng lượng từ 800 g trở lên, ông bán ra thị trường giá từ 160.000-180.000 đồng/kg, thu lãi trên 160 triệu đồng.