Nuôi Trâu Cho Thu Nhập Cao

Trong điều kiện khó khăn chung hiện nay của ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước, việc tìm mô hình trong chăn nuôi, trồng trọt để nâng cao cuộc sống luôn là bài toán đặt ra với các hộ nông dân. Tìm lời giải cho bài toán đó, gia đình ông Nguyễn Hữu Đức ở tổ 19, ấp 11, xã Minh Hưng (Chơn Thành) đã thực hiện mô hình nuôi trâu.
Năm 2009, con đường trung tâm hành chính đi xã Minh Hưng đưa vào sử dụng. Dọc hai bên đường chưa có người dân đến ở, chỉ có thảm cỏ xanh tốt chạy dài gần 6km. Thấy vậy, ông Đức đầu tư nuôi trâu, bởi cỏ sẵn có; thị trường thịt trâu hút hàng và việc chăm sóc trâu khá dễ. Ban đầu, đàn trâu có 7 con, nay đã tăng lên 40 con. Trung bình mỗi năm, một con trâu sau khi trừ chi phí lời 4 triệu đồng.
Ông Đức cho biết, mùa khô không có cỏ thì xuất bán đàn trâu, chỉ giữ lại một số con khỏe để làm giống. Cuối mùa khô gây đàn trở lại. So những con vật khác, trâu sinh sản chậm, chu kỳ trung bình 3 năm đẻ 2 lứa. Tuy nhiên, việc xuất bán tương đối ngắn, nuôi trâu con được một năm thì có thể bán với giá 20 triệu đồng/con.
Trâu là động vật có sức đề kháng tốt. Điểm yếu của trâu là chịu rét kém, khi trời lạnh thì sưởi ấm bằng cách đốt mùn cưa ở đầu ngọn gió nơi trâu nằm. Hàng năm, rắc vôi và phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng trại 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa. Để cải thiện thêm thức ăn cho trâu, ông Đức cho đàn trâu ăn thêm vỏ và xơ mít.
Theo ông Đức, nuôi trâu nếu chủ động cỏ sẽ cho thu nhập cao. Với đàn trâu 40 con, chỉ chăn nuôi tập trung vào mùa mưa nhưng gia đình ông đã có nguồn lợi gần 100 triệu đồng/năm.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 7.9, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết trong 7 tháng đầu năm nay xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ giảm kỷ lục với mức giảm lên đến 51%.

Có thời điểm, giá thanh long tại Bình Thuận rớt thảm hại do dư thừa nguồn cung. Thanh long xấu xí do sâu bệnh không bán được mới cho bò ăn.

Khâu đột phá để ngành chè Việt Nam phát triển bền vững lại không nằm ở kỹ thuật mà phải làm từ khâu tổ chức. Hiện nay, chè được trồng ở 34 tỉnh thành cả nước với diện tích khoảng 125.000 ha, thu hút khoảng 3 triệu lao động tham gia. Tuy nhiên, giá trị của ngành hiện còn thấp chỉ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 200 triệu USD/năm, một con số rất khiêm tốn so với xuất khẩu hồ tiêu.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu, hiện nay diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng đã vượt khỏi tầm kiểm soát và quản lý của ngành nông nghiệp tỉnh, khi mà diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng tăng đến 4.500ha.

Với diện tích 1.200ha, Sơn Tây là địa phương có diện tích cau lớn nhất ở Quảng Ngãi. Khác với các vụ khác, vụ thu hoạch cau năm nay được xem là mùa vàng của người dân nơi đây.