Gạo Nàng Thơm Chợ Đào Bị Nhái

Hơn 400ha chuyên trồng giống lúa đặc sản Nàng Thơm Chợ Đào (NTCĐ) ở xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, Long An đã tụt giảm còn 100ha. Nông dân vùng này bỏ NTCĐ bởi không cạnh tranh được với gạo giả, gạo nhái đang tràn lan khắp nơi...
Năm 2006, UBND tỉnh Long An xác định thương hiệu NTCĐ là tài sản vô giá của địa phương nên yêu cầu Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh tiến hành đăng ký nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá trong và ngoài nước. Thật bất ngờ khi nhãn hiệu này đã được đăng ký bảo hộ độc quyền tại Mỹ từ năm 2002! Tuy nhiên, việc mất thương hiệu vào tay nước ngoài vẫn không đáng lo bằng chuyện thương hiệu này đang bị huỷ hoại bởi tình trạng gạo nhái tràn lan trong nước.
Do gạo nhái bán với giá bèo (NTCĐ thật, giá 25.000 đồng/kg, hàng nhái giá dưới 20.000 đồng/kg) nên NTCĐ chính gốc không cạnh tranh lại, nông dân thua lỗ nên chán nản, chuyển sang trồng giống khác. Ông Tư Hưng - một lão nông có 50 năm gắn bó với cây lúa NTCĐ cho biết, làm gạo nhái rất dễ: Người các vùng lân cận đến mua lúa giống NTCĐ về trồng, khi thu hoạch nghiễm nhiên là NTCĐ nhưng chất lượng khác hẳn; cách nữa là thương lái về Mỹ Lệ mua đúng gạo NTCĐ thật rồi trộn gạo thơm của Thái có kích thước màu sắc tương tự rồi đem bán ra thị trường.
Theo ông Huỳnh Văn Cơ - Chủ nhiệm HTX Mỹ Lệ - đơn vị đang sở hữu thương hiệu NTCĐ, giống lúa này trồng mất 6 tháng mới thu hoạch - tức gấp đôi thời gian so với các giống khác nhưng năng suất chỉ bằng một nửa, khoảng 3,5 – 4 tấn/ha. Lâu nay, chỉ có 400ha đất cặp rạch Đào, nơi có 6 tháng nước ngọt và 6 tháng nước mặn là trồng được NTCĐ. Giống lúa này đặc biệt ở chỗ nếu đem trồng nơi khác thì hạt lựu và mùi thơm biến mất. Chính vì những điểm độc đáo này khiến NTCĐ vừa quý, vừa hiếm, giá lúc nào cũng gấp đôi, gấp 3 các giống lúa khác.
“Làm ăn đàng hoàng lại cạnh tranh không nổi với hàng nhái nên nông dân chán nản chuyển sang trồng các giống lúa khác. Giống NTCĐ thực tế chỉ còn chưa đầy 100ha, sản lượng gạo chừng 200 tấn/năm và có khả năng giảm nữa…” - ông Cơ lo lắng.
Có thể bạn quan tâm

Tái canh cà phê là một biện pháp đúng đắn, nhằm thay thế giống cà phê cũ, đã bị thoái hóa, bằng giống cà phê mới cao sản cho năng suất, chất lượng cao. Thực hiện chủ trương của tỉnh Lâm Đồng, nhiều địa phương đã tiến hành tái canh cà phê với nhiều cách làm khác nhau.

Những ngày cuối tháng 5/2014, hai container đầu tiên chuyên chở 30 tấn rau xà lách Đà Lạt đã tới đất nước Hàn Quốc, xứ sở của món kim chi nổi tiếng.

Đều đặn đúng 8 giờ vào các ngày 1 và 15 hàng tháng, các tổ trưởng tổ hợp tác sản xuất và những người có nhiệt huyết với đồng rộng, thuộc 12 ấp đã tụ họp về xã Tân An Luông (Vũng Liêm - Vĩnh Long) bàn về sản xuất lúa VietGAP trong mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML).

Theo thống kê chưa đầy đủ từ ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), toàn huyện hiện có gần 2.000ha trồng cam sành, tăng trên 1.000ha so với cùng kỳ, tập trung nhiều ở hai xã Hiệp Hưng và Tân Long.

Theo Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Lục Nam (Bắc Giang), năm 2014 toàn huyện có 6.600 ha vải thiều cho thu hoạch, trong đó diện tích vải sớm 1.300 ha, còn lại là vải chính vụ.