Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hưng Khánh Trung B Với Mô Hình Xử Lý Sầu Riêng Cho Trái Nghịch Vụ

Hưng Khánh Trung B Với Mô Hình Xử Lý Sầu Riêng Cho Trái Nghịch Vụ
Ngày đăng: 23/03/2012

Chỉ với 50 gốc sầu riêng D6 cho trái nghịch vụ, anh Bùi Văn Trại ở ấp Trung Hiệp, xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách có thu nhập trên 70 triệu đồng/năm. Việc xử lý cây cho trái nghịch vụ của ông Trại được xem là giải pháp hiệu quả tránh tình trạng “đụng hàng, dội chợ” của mặt hàng trái cây trên thị trường như hiện nay.

Ông Trại có 5.000m2 diện tích đất vườn nằm trong khu đê bao thủy lợi của ấp Trung Hiệp, từ khi khu đê bào này hoàn thành, đã giúp cho ông có điều kiện trong bố trí lại cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững. Ông mạnh dạn cải tạo mãnh vườn trồng nhãn tiêu da bò kém hiệu quả sang trồng giống sầu riêng D6, là giống sầu riêng được nhiều người ưa chuộng lúc bấy giờ. Để đảm bảo thành công, ông trồng thử nghiệm 50 gốc trên diện tích 2.500m2, sau thời gian chăm sóc, ông nhận thấy, sầu riêng D6 thích hợp với thổ nhưỡng ở đây, cây có sức chống sâu bệnh tốt, năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, ông quyết định trồng thêm 50 gốc sầu riêng D6 trên diện tích đất còn lại. Đến nay, 50 gốc sầu riêng ông trồng đầu tiên đang bước vào mùa thu hoạch thứ 3. Hiện giá sầu riêng D6 được thương lái thu mua tại vườn có giá 16.000đ/kg, ước tính năng suất khoảng 5 tấn, sau khi trừ chi phí gia đình ông còn lãi hơn 70 triệu đồng. “Xử lý cây sầu riêng cho trái nghịch vụ không khó, chi phí đầu tư không nhiều mà giá bán cao gấp đôi so với vụ thuận”-ông Trại chia sẻ.

Theo kinh nghiệm của ông, sầu riềng D6 trồng từ 4-5 năm, cây sẽ cho trái. Muốn đạt hiệu quả kinh tế cao, cần xử lý cây cho trái nghịch vụ, bởi vì giá bán vào vụ nghịch thường cao gấp 2-3 lần so với vụ thuận. Để cây cho trái vào tháng 3 âm lịch, từ tháng 07 âm lịch năm trước, tiến hành rút hết nước trong mương vườn, đào rãnh thoát nước và dùng màng nylon phủ kín quanh gốc, nhằm tạo khô hạn cho cây. Phun thuốc Paclobutazol kích thích cây ra hoa, khi hoa nhú ra khoảng 2-3 cm, cuốn màng nylon, tưới nước từ từ nhằm tránh gây sốc, cây bị rụng hoa.

Không chỉ có ông Trại, mà còn rất nhiều nông dân ở xã Hưng Khánh Trung B đã thành công với mô hình này. Xã Hưng Khánh Trung B hiện có 90 hộ trồng sầu riêng, với khoảng 75 ha. Chủ yếu trồng tập trung ở ấp Trung Hiệp. Bên cạnh tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, Hội Nông dân xã còn thành lập tổ liên kết sản xuất sầu riêng, tạo điều kiện cho nông dân trồng sầu riêng trao đổi kinh nghiệm, chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm. “Sau 3 năm hoạt động, số lượng nông dân tham gia vào tổ ngày càng tăng, đến nay tổ đã có 30 tổ viên. Hiện, tổ đang triển khai chương trình sản xuất sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP, chương trình này đã nhận được đồng tình và hưởng ứng tích cực của tổ viên”-Ông Nguyễn Văn Bé, tổ trưởng tổ liên kết sản xuất sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP xã Hưng Khánh Trung B cho biết.

Sản xuất theo nhu cầu của thị trường, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn, tiến tới tạo sự ổn định về chất lượng, an toàn thực phẩm theo hướng GAP là hướng đi thích hợp của nông dân Bùi Văn Trại nói riêng và nông dân Chợ Lách nói chung trong tình hình hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nhân Giống Lúa OM 9605 Tại Hồ Chính Minh Mô Hình Nhân Giống Lúa OM 9605 Tại Hồ Chính Minh

Trước đây ở ấp 2 và ấp 3, xã Bình Hàng Trung (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) chỉ sản xuất lúa 3 vụ/năm, hiệu quả thấp do thường gặp những điều kiện bất lợi về thời tiết, sâu bệnh gây hại nhất là bệnh vàng lùn lùn xoắn lá. Chính vì vậy, chủ trương của địa phương là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, đưa cây màu xuống ruộng để thay thế 1 vụ lúa trong năm, nhằm tăng nguồn thu nhập cho người dân.

22/08/2012
Thí Điểm Mô Hình Nuôi Cá Sấu Chất Lượng Cao Thí Điểm Mô Hình Nuôi Cá Sấu Chất Lượng Cao

Sở NN&PTNT TP.HCM cho biết đang triển khai thí điểm mô hình nuôi 2.000 con cá sấu nước ngọt chất lượng cao tại trại cá sấu Tồn Phát (huyện Củ Chi).

26/08/2012
Trở Thành 'Đại Gia' Nhờ Rắn Ri Voi Trở Thành 'Đại Gia' Nhờ Rắn Ri Voi

Với bản tính cần cù, chịu khó, sau khi phục viên về địa phương, anh Nguyễn Long Anh (SN 1959) ngụ ấp 2, xã Mỹ Thạnh Bắc (Đức Huệ, Long An), đã cố gắng tích góp đầu tư chăn nuôi với mong muốn cải thiện kinh tế gia đình.

26/08/2012
Nuôi Cá Kèo Tăng Thu Nhập Bền Vững Ở Lương Thế Trân Nuôi Cá Kèo Tăng Thu Nhập Bền Vững Ở Lương Thế Trân

Nuôi cá kèo là mô hình kinh tế được người dân xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước (Cà Mau) áp dụng từ vài năm trở lại đây. Theo ông Nguyễn Văn Hai - Phó Chủ tịch UBND xã, đây là mô hình sản xuất hiệu quả, ít rủi ro, tăng thu nhập bền vững, địa phương đang khuyến khích bà con nhân rộng.

27/08/2012
Cà Chua “Siêu Ngọt” Cà Chua “Siêu Ngọt”

Sau hơn nửa năm mày mò nghiên cứu, tìm mua giống trồng thử nghiệm, anh Vũ Nhuần ở Vạn Kiếp, phường 8, Đà Lạt đã thành công và bắt đầu thu lợi từ cây cà chua “siêu ngọt”.

27/08/2012