Nghề Trồng Khóm Hồi Sinh
Theo ông Nguyễn Văn Hòa - xã Mỹ Phước, huyện Tân Phước (Tiền Giang): 2 tháng trước, không khí các vườn khóm ở Tân Phước hết sức ảm đạm do giá khóm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu đột ngột giảm mạnh, chỉ còn 2.000 - 2.200 đồng/kg. Với giá này, sau khi trừ các chi phí đầu vào như: phân bón, nhân công, chăm sóc và thu hoạch, hoá chất xử lý… nông dân trồng khóm sẽ bị lỗ 10 - 20 triệu đồng/ha.
Những tháng đầu năm 2011, các loại vật tư nông nghiệp đua nhau tăng giá nhưng giá khóm (dứa) nguyên liệu tại Tân Phước (Tiền Giang) lại giảm mạnh khiến nhiều nông dân gặp khó vì thua lỗ. Tuy nhiên, trong mấy ngày nay các vườn khóm ở đây “hồi sinh” do giá đang tăng mạnh trở lại.
Dường như đã qua cơn bĩ cực, mấy ngày qua các vườn khóm ở đây đã sôi động hơn, bởi hiện nay giá khóm đã tăng trở lại với mức giá dao động từ 3.400 - 3.600 đ/kg khóm sô và từ 3.800 - 4.000 đ/kg khóm loại (loại từ 1 kg trở lên). Theo tính toán của nông dân trồng khóm, theo mức giá này họ đã có lời khoảng 30 - 40 triệu đồng/hecta.
Với đặc trưng của vùng sinh thái ngập phèn, huyện Tân Phước xác định cây dứa, tràm… là những loại cây chủ lực phát triển kinh tế ở địa phương. Tuy nhiên, thời gian qua, cây tràm đã không còn mang lại hiệu quả cao như những năm trước đây, trong khi đó cây khóm dần ổn định và đem lại thu nhập khá cho nông hộ. Do đó, huyện đã có chủ trương chuyển đổi một phần diện tích trồng tràm sang trồng khóm phục vụ xuất khẩu.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước, hiện huyện có chủ trương chuyển 2.035 ha tràm kém hiệu quả tại các xã Thạnh Tân, Thạnh Mỹ, Tân Hòa Đông... sang trồng khóm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Sau khi dự án hoàn thành, diện tích trồng khóm toàn vùng sẽ đạt 15.000 ha, với sản lượng trái khóm cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu hàng năm khoảng 200.000 tấn.
Ông Lê Minh Ký, nông dân trồng khóm ở xã Tân Lập 2, huyện Tân Phước cho biết: Khoảng 3 năm nay người trồng khóm có thu nhập khá nhờ giá ổn định ở mức cao. Đặc biệt năm vừa qua, giá khóm giữ ở mức từ 3.500 - 4.500 đ/kg nên mỗi hecta trồng khóm có thể đem lại cho nông dân thu nhập gần 100 triệu đồng (năng suất trung bình 18 tấn/hecta)
Có thể bạn quan tâm
Dứa là một trong 3 nhóm cây ăn quả chủ đạo của ngành rau quả Việt Nam. Trong những năm qua, có nhiều đối tượng sâu bệnh đã phát sinh và gây hại trên dứa, như bệnh thối nõn, bệnh thối rễ, héo đỏ lá dứa. Hiện tượng "vàng trắng" lá dứa cũng đã phát sinh, gây hại trên hàng chục héc ta dứa Cayen được trồng ở các tỉnh Nghệ An, Bắc Giang, Ninh Bình, Hòa Bình và một số tỉnh khác.
Thời vụ trồng dứa không yêu cầu chặt chẽ như một số cây trồng khác. Có thể trồng dứa vào bất kỳ thời gian nào trong năm cũng được và đến có thể dễ dàng đạt được tỷ lệ sống khá cao, vẫn ra hoa kết quả bình thường. Tuy vậy do yêu cầu thực tế về nhân lực và cây giống, nên vẫn hình thành một số thời vụ nhất định.
Dứa hoa hay còn gọi nhiều tên khác: dứa victoria, dứa Tây, dứa Phú Thọ, dứa hoàng hậu, dứa lục,…Đây là một giống nhập nội khoảng năm 1913 được nhập vào nước ta, nay trồng rải rác ở khắp các tỉnh.
Một trong những khó khăn thường gặp ở những vùng trồng dứa tập trung trên một diện tích lớn là vấn để thu hoạch. Do thời gian chín tự nhiên của dứa rất tập trung và dồn dập trong một thời gian ngắn (chỉ trong hai tháng 6 và 7 có tới 80 -90% tổng sản lượng dứa được thu hoạch đối với dứa ta) cho nên đã gây ra những khó khăn lớn về các mặt.
Dứa là cây ăn quả nhiệt đới mới được loài người đưa vào trồng trọt cách cây gần 500 năm. Nhưng đến nay cây dứa đã là một cây được phát triển khá rộng rãi nhất là từ khi phát triển kỹ thuật làm dứa hộp và cuối thế kỷ 19. Cho đến nay hầu hết các nước ở vùng nhiệt đới đều có trồng dứa. Sản lượng dứa trên thế giới tăng lên rất nhanh. Hằng năm tổng sản lượng trên thế giới đạt trên dưới 3 triệu tấn.