Lưu Ý Xử Lý Dứa Cayen Ra Hoa Trái Vụ
Theo các kết quả thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Rau quả được tiến hành trong 3 năm 2002 - 2004 tại Tam Điệp (Ninh Bình), Nghĩa Đàn (Nghệ An) và các thử nghiệm của Tổng công ty Rau quả, nông sản được thực hiện tại Hòn Đất (Kiên Giang) và Sơn Động (Bắc Giang) trên các giống dứa Cayen Trung Quốc và Thái Lan trong 2 năm 2004-2005 thì bà con nông dân và các đơn vị trồng dứa cần chú ý một số điểm sau đây khi sử dụng các loại hoá chất để xử lý dứa Cayen ra hoa trái vụ:
Tuổi cây xử lý: Chỉ nên xử lý ra hoa đối với những lô dứa có tuổi từ 13-14 tháng sau khi trồng, tương ứng với chiều cao từ 80-90cm và có 38-40 lá hoạt động.
Thời gian xử lý trong ngày: Đối với đất đèn (khí đá) thì nên xử lý vào ban đêm từ sau 19h đến 23h thì tỷ lệ cây ra hoa cao hơn nhiều so với xử lý ban ngày, vì ban đêm các khí khổng trên lá mới mở hoàn toàn nên việc hấp thụ axetylen tốt hơn. Đối với ethrel hoặc ethephon có thể xử lý cả ban đêm và ban ngày (vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát). Cả 2 loại hoá chất đất đèn và ethrel đều phải xử lý lại lần 2 sau lần 1 từ 2-3 ngày mới cho hiệu quả cao.
Thời vụ xử lý: Các thí nghiệm cho thấy có thể xử lý dứa ra hoa trái vụ từ tháng 4 đến đến tháng 11, tuy nhiên với các tỉnh phía Bắc thì tỷ lệ ra hoa cao nhất ở các tháng 4, 5 và tháng 10 (từ 87-96%); các tháng 7,8 do bị mưa nhiều, cây sinh trưởng mạnh nên tỷ lệ ra hoa thường đạt thấp (72-73%). Những tháng này cần tăng nồng độ cao hơn từ 1,5 đến 2 lần so với các tháng 4,5. Với các tỉnh phía Nam, các tháng 9, 10 là các tháng mưa nhiều, cây sinh trưởng mạnh, khó xử lý, bà con cần lưu ý tăng nồng độ như đã nói ở trên. Kết qủa xử lý trên các mô hình dứa Cayen trồng ở Sơn Động (Bắc Giang) và Hòn Đất (Kiên Giang) tháng 11 năm 2004 cho kết quả rất cao: Tỷ lệ cây ra hoa từ 85 đến 96%, hiện nay sắp cho thu hoạch. Một trong những chỉ tiêu đánh giá quan trọng là thời gian từ khi xử lý đến thu hoạch quả giúp người trồng dứa dự kiến được thời gian cho thu hoạch sản phẩm cung cấp theo yêu cầu chế biến của nhà máy để xác định thời gian xử lý thích hợp. Thời gian từ ra hoa đến thu hoạch quả dài nhất là ở thời vụ xử lý tháng 10, với 171,8 ngày, tiếp theo là các thời vụ xử lý tháng 9, 8 và tháng 7, với thời gian tương ứng là 165,3 ngày, 142,8 ngày và 135,5 ngày. Xử lý ra hoa vào các thời vụ tháng 4, 5 và tháng 6 cho thời gian từ khi xử lý đến thu hoạch quả đạt ngắn nhất (121,8 - 124,3 ngày).
Hoá chất xử lý: Với đất đèn khô nên xử lý với khối lượng 1-1,5g/cây (loại tốt); với đất đèn đã pha thành dung dịch nồng độ 1-1,5% rót vào nõn cây 50ml/nõn. Để có hiệu quả cao khi sử dụng, nên pha dung dịch đất đèn như sau: Dùng can nhựa có dung tích 20 lít chứa 10 lít nước sạch rồi đổ vào 100-150g đất đèn loại tốt, đậy gần kín, lắc nhẹ trong vòng 5-10 phút cho đất đèn tan hết, đổ vào bình bơm có phễu lọc, tháo vòi đồng ở đầu phun rồi xịt vào nõn dứa. Chú ý: Không đổ đầy nước trong can, để hở nắp tránh can bị phồng, nổ gây nguy hiểm do áp suất của axetylen sinh ra khi pha chế. Với ethrel: Có thể sử dụng loại ethrel 40% (40g/lít) của Trung Quốc hiện đang bán nhiều ở các địa phương để phun hoặc rót vào nõn dứa. Có thể pha thêm 2% đạm urê (20kg/ha) vào dung dịch ethrel thì tỷ lệ ra hoa càng cao. Kinh nghiệm cho thấy rằng nếu mua đúng loại thuốc ethrel đảm bảo chất lượng, làm đúng qui trình thì xử lý bằng ethrel rẻ hơn nhiều so với xử lý bằng đất đèn mà lại dễ làm hơn.
Chú ý: Trước khi xử lý 2 tháng ngừng bón phân, đặc biệt là bón đạm.
Có thể bạn quan tâm
Chọn những vùng có điều kiện đất đai và khi hậu phù hợp với yêu cẩu của cây dứa, nhất là về địa hình thuận lợi, cao và thoát nước, không bị ảnh hường của nước ngầm, không bị sương muối, lũ lụt phá hại. Cũng cẩn chú ý trống dứa trên những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất xốp thoảng khí.
Cây dứa có nhu cầu dinh dưỡng rất lớn để nuôi cây và đảm bảo năng suất. Hơn nữa, do mật độ trồng trên một đơn vị diện tích lớn, tổng lượng sinh khối cao, cho nên dứa hút rất nhiều chất dinh dưỡng từ đất.
Dứa là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc ở Nam Mỹ (Brazil, Achentina, Paragoay.
Giống dứa H180 do PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng và ThS Đào Kim Thoa (Viện Nghiên cứu Rau quả) nghiên cứu chọn lọc trên cơ sở nguồn vật liệu nhập nội từ Australia