Nghề Sản Xuất Cây Giống Ở Xã Phú Sơn (Bến Tre)
Tại xã Phú Sơn (Chợ Lách - Bến Tre), phong trào làm cây giống phát triển gần 10 năm nay, với 2 loại cây chủ lực là mít và xoài. Nhờ sản xuất cây giống, không ít hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Ông Phạm Văn Hiệp ở ấp Lân Bắc đã mạnh dạn cải tạo ruộng, lên liếp trồng cây giống vào năm 1991. Vụ đầu tiên, ông Hiệp trồng thử nghiệm khoảng 5.000 cây xoài giống. Khi cây đã đủ độ lớn, ông tiến hành ghép bo giống xoài chất lượng cao rồi đem bán. Sau 2 năm, ông chuyển sang làm mít giống, do xoài rớt giá, diện tích dần được mở rộng, số lượng cây giống tăng qua từng năm.
Hiện tại, ông dành 5.000 m2 đất để làm vườn ươm mít giống. Trung bình mỗi năm ông sản xuất 15.000 - 20.000 cây mít đủ loại, lợi nhuận thu về từ 50-60 triệu đồng. Đặc biệt năm nay, ông tập trung sản xuất 35.000 cây mít giống, chủ yếu là mít siêu sớm và đã thắng lớn. Ông Hiệp phấn khởi nói: “Từ đầu năm đến nay, tôi đã xuất bán 20.000 cây mít giống, giá dao động từ 5.000 - 6.000 đồng/cây, mấy ngày gần đây đã có nhiều thương lái đến đặt hàng hết số lượng cây giống còn lại. Từ số tiền bán cây giống mùa này, gia đình tôi sẽ xây một căn nhà mới khang trang hơn”.
Ông Hiệp cùng hơn 2.000 hộ sản xuất cây giống ở địa phương đang phấn khởi vì mít và xoài giống đang hút hàng, giá tăng cao. Trung bình, 1.000m2 đất để sản xuất cây giống có thể mang lại cho nhà vườn trên 20 triệu đồng/năm.
Nhận thấy hiệu quả của nghề sản xuất cây giống, trong thời gian qua, Hội Nông dân xã đã vận động thành lập 4 tổ liên kết sản xuất cây giống nhằm tập hợp, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận tiến bộ khoa kỹ thuật, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm canh tác và giới thiệu thị trường tiêu thụ.
Ông Lê Văn Hồng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Sơn cho biết: “Khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả, bền vững là việc làm mà Hội luôn quan tâm và thường xuyên thực hiện, nhất là các mô hình sản xuất cây giống có hiệu quả. Hội sẽ kiến nghị về trên tạo điều kiện hơn nữa cho nông dân sản xuất cây giống mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả mô hình, tăng thu nhập kinh tế cho gia đình”.
Related news
Việc thâm canh tăng vụ thời gian qua luôn tiềm ẩn nguy cơ sản sinh nhiều loại dịch hại trên đồng ruộng. Theo nhiều nông dân, từ đầu mùa khô đến nay, trên nhiều cánh đồng trong tỉnh Sóc Trăng đã xuất hiện chuột cắn phá với tình hình căng thẳng hơn các năm trước.
Mùa mưa năm nay đến muộn hơn nên lịch xuống giống các cây trồng cạn ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ chủ yếu sử dụng nước mưa như cây bắp lai, cây đậu đều bị chậm lại. Những trà bắp tỉa đón mưa tại khu vực này mọc không đều, bị chết cây, héo lá; việc bón phân định kỳ không thực hiện được.
Trong mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, Ngành Nông Nghiệp khuyến khích và áp dụng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, chế biến hàng hóa nông – lâm - thủy sản để thúc đẩy sản xuất hàng nông sản chất lượng cao trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, vừa phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, thúc đẩy thương mại-dịch vụ phát triển.
VN là một trong các quốc gia nuôi TCX lớn trên thế giới (sản lượng sau Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan). Vùng nuôi trọng điểm là ở khu vực ĐBSCL, tập trung ở các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang, Cần Thơ và các tỉnh ven biển.
Với lợi thế có nhiều sông ngòi, diện tích hồ chứa khá lớn nên nghề nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa ở Nghệ An đã và đang phát triển, góp phần không nhỏ giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân vùng nông thôn, thúc đẩy kinh tế các xã vùng lòng hồ, ven sông phát triển.