Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề Nuôi Tôm Hùm Nước Ta Còn Nhiều Thách Thức

Nghề Nuôi Tôm Hùm Nước Ta Còn Nhiều Thách Thức
Publish date: Tuesday. April 1st, 2014

Sáng 31/3, tại TP Tuy Hòa, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chuyên đề Quản lý và phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm tại các tỉnh Duyên hải miền Trung.

Tham dự diễn đàn có Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên Lê Văn Trúc, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh miền Trung cùng 190 ngư dân nuôi tôm hùm ở 5 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh  Hòa và Ninh Thuận...

Đây là một trong 18 sự kiện diễn ra trong đợt Festival Thủy sản Việt Nam – Phú Yên 2014.

Theo Tổng cục Thủy sản, tôm hùm ở Việt Nam hiện nay có giá trị kinh tế cao, đang được chú trọng phát triển và phân bố nhiều nhất tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Từ sau những năm 80 của thế kỷ XX, việc nghiên cứu và nuôi tôm hùm được chú ý, tuy nhiên nghề nuôi tôm hùm lồng thực sự phát triển từ năm 2000 đến nay, số lượng lồng nuôi ước tính có trên 43.000 lồng, với khoảng 8.000 – 10.000 hộ nuôi, trong đó nhiều nhất là tỉnh Phú Yên với trên 22.500 lồng, Khánh Hòa 16.300 lồng…Tuy nhiên, những năm gần đây, dịch bệnh trên tôm tùm xảy ra thường xuyên, với bệnh lý như trắng râu, long đầu… gây chết tôm.

Trong khi đó công tác phòng chống dịch bệnh còn nhiều hạn chế, như cuối năm 2006 và đầu năm 2007, 2012, tại các vùng nuôi tôm hùm ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận đã xuất hiện và bùng phát bệnh sữa, gây chết nhiều tôm hùm nuôi, thiệt hại hàng trăm tỉ đồng cho bà con nông dân.

Tại diễn đàn, nhiều ý kiến của ngư dân nuôi tôm hùm 5 tỉnh nói trên đã kiến nghị: Cần nghiên cứu và chế biến thức ăn công nghiệp cho tôm hùm nuôi, nghiên cứu thức ăn cho tôm là đối tượng thủy sản nước ngọt có phù hợp cho tôm hùm hay không và cách cho ăn, chăm sóc cho tôm nuôi phát triển nhanh.

Cần phải quản lý nguồn giống tôm hùm, quy hoạch và quản lý vùng nuôi theo hướng bền vững, vấn đề quản lý thuốc thú y thủy sản hiện nay. Nhà nước cần đầu tư nghiên cứu cách phòng và trị bệnh cho tôm hùm, vấn đề hỗ trợ khi dịch bệnh tôm hùm xảy ra, đồng thời có chính sách ưu tiên cho vay vốn đối với những hộ gặp rủi ro để đầu tư tái sản xuất…

Ông Phạm Khánh Ly, Phó vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản, cho biết để phát triển nuôi tôm hùm bền vững, trong năm 2014 này, Bộ NN- PTNT sẽ xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển nuôi tôm hùm đến năm 2020. Đồng thời, triển khai đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, chính sách, vốn vay, giải pháp khuyến ngư, thị trường.

Đồng thời Bộ ghi nhận ý kiến của ngư dân tập trung nghiên cứu để sản xuất giống tôm hùm nhân tạo và thức ăn công nghiệp cho tôm hùm…


Related news

Người “Truyền Lửa” Cho Nghề Nuôi Thuỷ Sản Ở Xã Bình Dương (Bắc Ninh) Người “Truyền Lửa” Cho Nghề Nuôi Thuỷ Sản Ở Xã Bình Dương (Bắc Ninh)

“Tôi khao khát được thấy quê hương đổi mới, không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn giúp đỡ được bà con. Quê tôi từ cuộc sống bấp bênh nay như bừng tỉnh cả một vùng chiêm trũng, nhà nhà dưới ao đàn cá, trên bờ hàng cây trĩu quả, trong chuồng đàn lợn, đàn gà gối nhau… Nghề cá ở Bình Dương thực sự trở thành mưu sinh của nhiều gia đình”. Đó là lời tâm sự của vị Phó Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh Bắc Ninh - rất chân thành, rất mộc mạc bởi đơn giản ông cũng là một lão nông lam lũ.

Monday. April 15th, 2013
Nghề Trồng Nấm Rơm Nhu Cầu Và Điều Kiện Cần Phát Triển Nghề Trồng Nấm Rơm Nhu Cầu Và Điều Kiện Cần Phát Triển

Tại diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp, chuyên đề “Phát triển nghề trồng nấm hiệu quả” nhiều diễn giả cho rằng, nếu phối hợp đồng bộ giữa “4 nhà” sẽ khai thác tốt tiềm năng phát triển nghề trồng nấm của nước ta. Trong đó, Đồng Tháp cũng là địa phương có truyền thống sản xuất nấm, hàng năm cung ứng cho thị trường 9.500 tấn nấm rơm...

Friday. August 2nd, 2013
Thành Công Ghép Cải Tạo Vườn Nhãn Ở Thái Nguyên Thành Công Ghép Cải Tạo Vườn Nhãn Ở Thái Nguyên

Đồng Hỷ là huyện miền núi có diện tích trồng cây ăn quả lớn của tỉnh Thái Nguyên, trong đó diện tích trồng vải khoảng 835 ha và 290 ha nhãn. Cây vải chủ yếu là vải thiều Thanh Hà, thời vụ thu hoạch ngắn từ 15 – 30/6 hàng năm, giá bán thấp nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Cây nhãn chủ yếu là giống nhãn địa phương, trồng bằng hạt, chất lượng chưa được ngon, quả nhỏ, hạt to, cùi mỏng, năng suất thấp.

Sunday. August 26th, 2012
Dùng Phương Pháp Cấy Mô Để Nhân Giống Chuối Già Lùn Dùng Phương Pháp Cấy Mô Để Nhân Giống Chuối Già Lùn

Ông Nguyễn Hữu Ánh, phó trưởng Trạm khuyến nông - lâm - ngư huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế) cho biết để khắc phục tình trạng bị thoái hóa giống, nâng cao năng suất trên cùng một diện tích đất canh tác, một nhóm kỹ sư của trạm đã nhân giống thành công chuối già lùn bằng phương pháp nuôi cấy mô. So với các loại giống chuối thông thường, chuối nuôi cấy mô có thời gian trồng đến khi thu hoạch ngắn hơn, thu hoạch đại trà cả vườn một lần, năng suất cao...

Monday. August 27th, 2012
Tìm Đầu Ra Cho Nhung Hươu Hương Sơn Tìm Đầu Ra Cho Nhung Hươu Hương Sơn

Hươu ở Hương Sơn đang có bước tăng đột phá cả về tổng đàn và giá trị kinh tế nhờ biết kết hợp các hình thức nuôi. Hà Tĩnh đang tập trung các giải pháp để tìm đầu ra cho nhung hươu.

Monday. April 15th, 2013