Nghề nuôi ong ở Quảng Yên (Quảng Ninh)

Đến khu Cống Mương, phường Phong Hải, TX Quảng Yên, hỏi thăm nhà ông Ngô Văn Thu (70 tuổi) người đã có mấy chục năm nuôi ong lấy mật, thì hầu như ai cũng biết. Trò chuyện với chúng tôi, ông Thu cho biết, từ những năm ông còn là thanh niên, ông đã nuôi ong rồi. “-Có lúc tôi đi vào những khu rừng ở Động Linh, Hang Son hay thậm chí lên cả khu rừng già… để tìm ong chúa. Con ong chúa cũng rất tinh và khôn. Nếu không để ý, khéo léo thì không bắt được nó…”.
Hơn 10 năm lăn lộn sớm hôm rừng sâu, nước thẳm, ông Thu đã có trong tay kinh nghiệm nuôi ong mật. Ngoài ra, ông Thu còn học hỏi, xem sách báo, bạn bè ở Hoàng Tân, Tân An v.v.. để thêm kinh nghiệm nuôi, chăm sóc ong mật. Từ đó, đến nay ông đã trở thành “chuyên gia bắt bệnh” cho ong. Bình quân mỗi năm ông nuôi từ 40 - 50 đàn ong lấy mật và bán ong giống cho thu lãi khoảng 40 triệu đồng. Ông Thu cho biết: “Bình quân mỗi đàn ong có thể cho 15 lít mật trong một vụ, ngoài ra từ đàn ong đó tách ra được 1 - 2 đàn bán ong giống.
Nuôi ong không mất nhiều công chăm sóc mà chủ yếu phải nắm bắt được đặc tính sinh trưởng và phát triển của đàn ong để tránh cho ong khỏi mắc một số bệnh thông thường, như bệnh thối ấu trùng, ấu trùng túi… Ong có thể nuôi tĩnh tại hoặc di chuyển theo mùa hoa để có chất lượng mật tốt nhất. Về kinh tế thì nuôi ong rất hiệu quả…”. Ông Thu còn cho biết thêm: “Hiện nay, tôi và một số bạn nuôi ong ở Quảng Yên đang có ý định thành lập và phát triển Hiệp hội nuôi ong mật TX Quảng Yên. Tỉnh đang có đề án OCOP mỗi xã, phường một sản phẩm. Chính vì lý do này tôi và một số bạn ở Hoàng Tân đang tích cực xây dựng thương hiệu mật ong rừng để quảng bá sản phẩm ra tới bạn bè trong tỉnh và cả nước về thương hiệu mật ong rừng này”.
Nhờ nghề nuôi ong mà gia đình ông Thu nuôi các con ăn học đầy đủ, xây dựng nhà cửa khang trang. Học tập mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Thu, nhiều hộ dân ở phường Phong Hải cũng đã tiến hành nuôi ong lấy mật, từng bước vươn lên làm giàu tại địa phương.
Hiện nay, ở TX Quảng Yên ngoài những hộ như ông Thu ở Phong Hải còn có nhiều người dân ở các xã, phường khác đang tích cực nuôi ong lấy mật như Tân An, Tiền An, Hoàng Tân v.v.. Hiện nay, chỉ tính riêng xã Tiền An có gần 100 hộ gắn bó nghề nuôi ong lấy mật. Thời gian qua, TX Quảng Yên đã nỗ lực triển khai việc đưa các sản phẩm nông sản đặc trưng của thị xã và sản phẩm trong Chương trình “Quảng Ninh - Mỗi xã, phường một sản phẩm” tham gia Hội chợ OCOP 2015. Sau các sản phẩm nổi tiếng của Quảng Yên như: Hà Hoàng Tân, nem chua Quảng Yên, bánh gio Hà Nam tham gia Hội chợ OCOP 2015 và đã tạo được ấn tượng tốt đẹp với người tiêu dùng, thời gian tới, để tiếp tục giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của Quảng Yên đến với thị trường trong và ngoài tỉnh, mật ong Hoàng Tân cũng đã được UBND thị xã lựa chọn bổ sung thêm vào Chương trình OCOP năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN- PTNT Vĩnh Long, giá khoai lang tím Nhật trong tháng 4/2015 giảm 20% so với tháng trước và giảm 33% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện nay, phá thế độc canh thông qua tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp để đạt hiệu quả kinh tế cao, giúp làm giàu trong điều kiện đất hẹp, người đông là chủ trương đúng đắn được nông dân vùng dự án ngọt hóa Gò Công (tỉnh Tiền Giang) hưởng ứng, áp dụng một cách rộng rãi với những mô hình canh tác đa dạng: lúa + màu, lúa + dưa, VAC...phù hợp với điều kiện từng tiểu vùng.

Sáng 27-4, tại cơ quan phía Nam Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (TP. Hồ Chí Minh), Hiệp hội điều Việt Nam tổ chức hội thảo về phương pháp ghép chồi cho cây điều nhằm đánh giá quá trình khảo sát của nhóm chuyên gia đến từ Hiệp hội điều Việt Nam tại vườn điều ghép của 3 hộ ở xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước).

Chùm ngây là loại cây mọc hoang phân bố ở nhiều địa phương trên cả nước. Trong những năm gần đây, loại cây này được sử dụng làm thực phẩm hằng ngày và được bán với giá thành cao. Tuy nhiên, người dân cần cân nhắc việc nhân rộng diện tích, bởi đầu ra cho sản phẩm nhìn chung còn "phập phù".

Lúa đông xuân đang sinh trưởng và phát triển khá tốt. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hiện nay là sâu bệnh đang có chiều hướng phát sinh trên diện rộng và lây lan nhanh.