Nghệ núi Cấm trồng chơi kiếm cả chục triệu đồng
Tận dụng đất trống dưới tán vườn cây ăn trái, người dân núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) cho trồng xen canh cây nghệ để tăng thu nhập. Tuy nhiên, đa số người dân ở đây đều để cây nghệ mọc tự nhiên mà không cần chăm sóc, không phân bón. Vì thế, nghệ ở núi Cấm rất săn chắc, vàng óng và rất thơm.
Anh Lợi đang tất bất thu hoạch của nghệ
Trong khu vườn gần 1.000m2, anh Nguyễn Văn Lợi đang tất bật thu hoạch nghệ củ. “Năm rồi, loại nghệ này có giá khoảng 5.000 đồng/kg nhưng năm nay thương lái vào thu mua tận nơi với giá gấp đôi. Chỉ mới thu hoạch mấy ngày nay nhưng đã được trên 100kg. Dự kiến, khu vườn này có thể thu hoạch được một tấn củ” - anh Lợi cho hay.
Nghệ trồng ở núi Cấm rất săn chắc, thơm và vàng óng
Tương tự, ông Trần Văn Hải, một hộ dân trên núi Cấm, cho biết cũng nhờ trồng xen canh thêm hơn 2 công đất nghệ mà gia đình ông kiếm thêm thu nhập để nuôi con cái ăn học.
Theo UBND xã An Hảo, núi Cấm hiện có trên 600 hộ dân sinh sống. Đa số người dân sống bằng nghề trồng trọt xen canh nhiều loại cây trái, qua đó cho thu nhập khá ổn định, giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Các địa phương cần sớm thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời để ngăn chặn, kiểm soát việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật mẫn cảm với bệnh ra ngoài vùng có ổ dịch.

Vốn là Cty XK cá tra hàng đầu Việt Nam, bỗng Cty CP Hùng Vương tuyên bố đi nuôi heo và làm cám.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bắc Giang (Sở Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Lạng Giang triển khai mô hình lai tạo giống bò B.B.B tại xã Tân Hưng.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát vừa có văn bản đề nghị trực tiếp các chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan tại địa phương làm chặt chẽ hơn việc quản lý sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi.

Ngày 13-10, Công ty TNHH MTV chăn nuôi Bình Minh đã khánh thành và đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có công suất trên 200 ngàn tấn/năm tại Khu công nghiệp Dầu Giây (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai).