Cần Quản Lý Chặt Chẽ Việc Nuôi Cá Lau Kính

Số liệu thống kê cho thấy, đến nay đã có khoảng 50 loài thủy sinh vật ngoại lai được nhập vào Việt Nam với mục đích nuôi thương phẩm và khoảng 190 loài cá cảnh được nhập để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí. Trong sô các loài cá cảnh được nhập có cá lau kính, hay còn gọi là cá tỳ bà hoặc cá dọn bể (Hypostomus punctatus).
Theo Thông tư số 22/2011/TT-BTNMT ngày 1/7/2011 của Bộ tài nguyên và môi trường quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại, cá lau kính thuộc danh mục loài ngoại lai xâm hại đã biết ở Việt Nam. Loài cá này có đặc tính thích nghi mạnh nên khi phát tán ra tự nhiên, chúng sẽ lấn át sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái, trở thành loài có nguy cơ xâm hại đối với các loài cá khác ở cùng một môi trường sống.
Để tăng cường quản lý đối với các loài thủy sinh vật ngoại lai, nhất là cá lau kính, Tổng cục thủy sản đề nghị Sở NN và PTNT các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL tăng cường kiểm tra, kiểm soát những cơ sở tham gia nuôi dưỡng các loài thủy sinh vật ngoại lai tại địa phương; rà soát toàn bộ các loài thủy sinh vật ngoại lai có mặt tại địa phương.
Bên cạnh đó, tổ chức tuyên truyền cho người dân về tác hại của các loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại nói chung và cá lau kính nói riêng. Nghiêm cấm các hành vi phóng sinh các loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại ra các thủy vực tự nhiên, đặc biệt là các khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
Có thể bạn quan tâm

Với giá thành đầu ra ổn định, nuôi cá sấu thương phẩm đang là một trong những mô hình tiêu biểu, giúp nhiều hộ nông dân vươn lên khá giàu.

Trong 6 tháng năm 2015, thời tiết tương đối thuận lợi, giá nhiên liệu giảm, cùng với các chính sách hỗ trợ được thực hiện kịp thời nên sản xuất thuỷ sản trên địa bàn huyện Bố Trạch (Quảng Bình) tiếp tục tăng khá. Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản 9.414,5 tấn, đạt 42,7% KH và tăng 8,1% so với cùng kỳ.

Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm lĩnh vực thủy sản năm 2015, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản BR-VT đã tiến hành triển khai thực hiện dự án hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 7ha của Công ty TNHH thủy sản Mạnh Cường tại ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc.

Thời gian qua, trong sản xuất nông nghiệp, mô hình cánh đồng mẫu lớn đã giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận và tăng giá trị kinh tế các mặt hàng nông sản. Gần đây, việc xây dựng mô hình cánh đồng tôm mẫu nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến là một hướng đi mới cho người nuôi tôm trong tỉnh Bạc Liêu.

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng nhà máy đông lạnh, mở rộng và đa dạng hóa đối tượng nuôi, chế biến thức ăn… bim foods còn tập trung nghiên cứu và phát triển nguồn tôm giống chất lượng cao. Đây là bước đi căn bản hướng tới khép kín toàn bộ chuỗi giá trị mà tập đoàn đang triển khai thực hiện