Nghệ An để nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả
Trong những ngày cuối tháng 7, theo chân cán bộ khuyến nông chúng tôi về Diễn Trung, một xã có nghề nuôi tôm khá phát triển của huyện Diễn Châu (Nghệ An). Ông Hồ Sĩ Kiếm một hộ nuôi tôm có nhiều kinh nghiệm ở đây cho biết: Nhà ông có 3 ha nuôi tôm. Vụ 1 năm nay ông thả 3 triệu con giống, chưa kể tiền thức ăn, tiền giống đã hết gần 400 triệu đồng. Đến nay đã thu hoạch xong vụ 1 với kết quả khả quan, gia đình ông đang cải tạo lại ao để chuẩn bị xuống giống vụ 2.
Thế nhưng, toàn xã có 45 ha nuôi tôm, chỉ có 6 - 7 ha có lãi, chiếm khoảng 15%. Con số này của vụ nuôi năm 2014 là khoảng 80%. Theo ông Kiếm năm nay ngoài nắng nóng kéo dài, nền nhiệt cao hơn trung bình hàng năm, nguyên nhân chính là do con giống. Trong số 8 ao nuôi của nhà ông có 1 ao không hề bị dịch bệnh. Nhưng sau 3 tháng nuôi tôm đạt 170 con/kg. Những năm khác với thời gian nuôi như vậy tôm đạt 50 con/kg. Bên cạnh giống, một nguyên nhân khác theo ông Kiếm là vùng nuôi đã bị ô nhiễm dẫn đến tôm bị bệnh, chậm lớn.
Quỳnh Bảng là địa phương có phong trào nuôi tôm mạnh của huyện Quỳnh Lưu. Từ con tôm, những năm qua đã làm thay đổi cuộc đời nhiều hộ nông dân ở đây. Giá trị con tôm chiếm đến 40% tổng giá trị sản xuất toàn xã. Cả xã có hơn 186 ha nuôi tôm, sản lượng nuôi hàng năm đạt từ 900 - 1.000 tấn. Sản lượng tôm vụ 1 năm nay chỉ đạt 320 tấn (vụ 1 là vụ chủ lực trong năm). Đây là vụ tôm có sản lượng thấp nhất từ trước đến nay đã khiến không ít hộ nuôi gặp nhiều khó khăn. Ông Vũ Văn Dương, Phó chủ tịch UBND xã cho biết. Do vụ 1 bị thất thu nên hiện nay hơn 90% diện tích ao nuôi đã được bà con cải tạo để chuẩn bị thả tôm vụ 2 với hy vọng bù đắp cho thiệt hại của vụ 1.
Theo số liệu thống kê của chi cục nuôi trồng thủy sản, diện tích thả giống vụ 1 toàn tỉnh hơn 1.350 ha. Đến nay cơ bản đã thu hoạch xong với tổng sản lượng hơn 1.350 tấn. So sánh với sản lượng tôm nuôi năm 2014 là 6.000 tấn, trong đó sản lượng tôm vụ 1 chiếm khoảng 3.500 tấn. Qua đó, cho thấy sản lượng tôm của vụ 1 năm nay thấp thua, chưa bằng 1/2 sản lượng của năm trước.
Ngoài yếu tố thời tiết, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong vụ nuôi năm nay là do nguồn giống. Mặc dù ngành Thú y đã đề ra những quy định rất chặt chẽ về quản lý giống nhập về trên địa bàn như giống đưa về phải được kiểm dịch, phải ương gièo đúng quy định. Nhưng do không kiểm soát được nguồn tôm bố mẹ dẫn đến nguồn giống chất lượng không đảm bảo. Mặc dầu khi đưa về kiểm dịch là sạch bệnh nhưng khi đưa ra nuôi thì tôm không lớn, hay bị nhiễm bệnh. Mặt khác do ham rẻ nên một số hộ nuôi vẫn mua tôm giống trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc. Trong nuôi tôm con giống quyết định đến 50% thắng lợi của vụ nuôi. Mặt khác, do khai thác với tần suất cao, mỗi vùng nuôi không được xử lý triệt để đã dẫn đến bệnh trên tôm phát sinh.
Năm 2013, điển hình là bệnh tôm chết sớm, năm 2014 phổ biến là bệnh gan tụy, còn năm 2015 tôm nuôi đa phần lại mắc bệnh đường ruột. Điều này chứng tỏ môi trường nuôi tôm đang ngày càng bị ô nhiễm. Theo tính toán của nhà quản lý, khu vực thuộc lưu vực sông Mai Giang là vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh. Sản lượng hàng năm đạt khoảng 4.000 tấn. Theo lý thuyết, để có được 1 kg tôm cần 1,1 - 1,3 kg thức ăn, sau khi chuyển hóa hàng năm lưu vực của con sông chảy qua khu vực nuôi tôm xả ra hàng ngàn tấn chất thải từ tôm. Đây lại là nguồn nước cấp cho các vùng nuôi, nên các ao đầm khi lấy nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Do không có những quy định, chế tài để xử lý vi phạm của các hộ trong vùng nuôi dẫn đến việc xả thải bừa bãi dẫn đến bệnh tật lây lan trên diện rộng. Theo một cán bộ khuyến nông chuyên theo dõi thủy sản ở khu vực nuôi của Thị xã Hoàng Mai, từ đầu vụ nuôi đến nay đã có hộ thả giống đến 4 lần. Sau mỗi lần thả giống khi tôm bị dịch bệnh không chữa được lại xả bỏ ra môi trường để cải tạo ao đầm thả lứa khác. Mỗi lần xả thải là một lần mầm bệnh được phát tán trong môi trường ảnh hưởng đến vùng nuôi. Mặc dầu ở một vài vùng nuôi đã hình thành các tổ cộng đồng nhưng cách quản lý lỏng lẻo, cùng với chưa có chế tài xử phạt nên các hộ nuôi vẫn cứ xả thải một cách bừa bãi.
Một nguyên nhân khác dẫn đến dịch bệnh phát sinh trên tôm là do chạy theo lợi nhuận mà người nuôi tôm tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi không có ao lắng để xử lý nước. Theo quy định, diện tích ao nuôi chiếm chỉ 70%, 30% còn lại là ao lắng để dự trữ, xử lý nước trước khi cấp cho ao nuôi. Theo ông Hồ Đức Toàn, xóm Đồng Văn, xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu), nơi đây là vùng nuôi tôm chuyên nghiệp những vẫn còn khoảng 50 - 60% số hộ nuôi tôm không có ao lắng. Con số này ở Diễn Trung là khoảng hơn 30%. Mặt khác, mật độ nuôi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất. Theo khuyến cáo mật độ nuôi tôm công nghiệp giao động từ 70 - 100 con/m2, nhưng có những hộ nuôi đến hơn 200 con/m2. Do mật độ nuôi dày đến giai đoạn tôm phát triển sẽ không kiểm soát được dịch bệnh.
Để nghề nuôi tôm phát triển bền vững, trước hết cần thắt chặt việc quản lý con giống bằng các biện pháp tích cực. Theo phản ánh của bà con nuôi tôm thì năm 2013 giống của Công ty CP, năm 2014 giống tôm thông thuận, đến năm 2015 là giống Công ty Việt Úc bị nhiễm bệnh gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Đây là những đơn vị sản xuất giống có uy tín, do giống không sản xuất ở địa bàn nên giống bố mẹ không kiểm soát được dẫn đến tình trạng trên. Từ thành công của một số cơ sở sản xuất giống trên địa bàn, các ngành, địa phương cần nghiên cứu cơ chế khuyến khích phát triển sản xuất giống tại chỗ.
Đối với người nuôi lâu nay đã hình thành tổ cộng đồng HTX nuôi tôm nhưng những tổ chức này hoạt động chưa có hiệu quả do chưa đề ra được các biện pháp quản lý, các chế tài xử phạt để hạn chế các hộ nuôi gây ô nhiễm môi trường. Xây dựng, hình thành các vùng nuôi theo tiêu chuẩn GAP để quản lý môi trường. Hiện nay xây đã dựng được 7 vùng nuôi theo tiêu chuẩn GAP. Để bảo đảm nuôi an toàn một số hộ nuôi đã áp dụng phương pháp cho ao nghỉ. Ông Hoa Đức ở xã Quỳnh Xuân (Quỳnh Lưu) có 12 ha nuôi tôm, vụ 1 ông thả giống 5 ha, vụ 2 thả 7 ha. Số diện tích còn lại luân phiên làm ao lắng. Theo tính toán của cơ quan chuyên môn một kế hoạch “treo ao” để làm sạch môi trường nuôi cũng đang được tính đến. Ông Hồ Sĩ Tài ở xóm 12, là một trong những hộ thắng lớn trong nuôi tôm vụ 1 năm nay của xã Diễn Trung, lại phổ biến kinh nghiệm: Vụ năm nay ông thả 27 vạn con giống trên diện tích 2.200m2 được 21 ngày ông san sang ao khác rộng gần 1.000m2. Kết quả cả 2 ao tôm lớn đều. Ao 1.000m2 đã đạt 40 con/kg, còn ao 2.200m2 tôm đạt 60 con/kg. Đó là những kinh nghiệm quý người nuôi tôm có thể áp dụng để đem lại hiệu quả cao.
Có thể bạn quan tâm
Vụ đông xuân này, ngoài "bể bồ" do lúa lai mang lại thì nông dân Mộ Đức lại tiếp tục ghi điểm với mô hình "Cánh đồng 20 tấn". Đây có thể được xem là "Cánh đồng mẫu" đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi, tạo bước đột phá về năng suất và thói quen canh tác, sản xuất lúa theo hướng chuyên canh.
Giá cà phê và tiêu ở nhiều địa bàn như Lâm Đồng, Đăk Lăk Bình Phước… đang có chiều hướng giảm. Đi liền đó là hiện tượng không ít diện tích tiêu đang bị bệnh, năng suất giảm đáng kể khiến nông dân vô cùng sốt ruột.
Ngày 20.4, ông Võ Tấn Đại - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Bình Dương (Bình Sơn, Quảng Ngãi) cho biết, địa phương đang vào vụ thu hoạch ớt vụ đông xuân 2011- 2012.
Phần lớn lúa đông xuân niên vụ 2011-2012 đang còn ở trên đồng, nhưng nông dân nhiều tỉnh ĐBSCL đã lại nôn nóng xuống giống lúa vụ xuân hè (hè thu sớm) trên diện tích lớn. Và một diện tích lớn vụ này đã sớm bị nhiễm rầy nâu.
Nói tới nghề nuôi chim yến, người ta thường nghĩ ngay tới các vùng ven biển như Khánh Hòa, Vũng Tàu, Tiền Giang, Cần Giờ - TP HCM… Nhưng ít ai biết rằng, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng lại đang phát triển nghề nuôi chim yến, mở ra hướng chăn nuôi mới cho người dân nơi đây.