Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trái Cây Xuất Khẩu Giúp Người Dân Làm Giàu

Trái Cây Xuất Khẩu Giúp Người Dân Làm Giàu
Ngày đăng: 28/06/2013

Từ đầu năm đến nay, nhiều mặt hàng trái cây chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long được mùa, được giá, nhiều nông hộ đạt thu nhập cao gấp 2-3 lần so với trồng lúa năng suất cao.

Điển hình như thanh long có lúc đạt 25.000-27.000 đồng/kg, bưởi da xanh luôn giữ giá ổn định ở mức kỷ lục: 50.000-55.000 đồng/kg. Với giá trên, mỗi ha vườn chuyên canh cho lợi nhuận vài trăm triệu đồng nếu thu hoạch mùa thuận còn những hộ xử lý cho thu hoạch mùa nghịch lợi nhuận tăng gấp đôi.

Nhiều nông hộ sản xuất giỏi đã thực sự làm giàu từ vườn quả chuyên canh. Đây là những tín hiệu vui cho ngành trồng cây ăn quả xuất khẩu của Đồng bằng sông Cửu Long, đặt nền tảng phát huy tiềm năng kinh tế lớn này trong sự nghiệp đổi mới đất nước, giúp nông nghiệp-nông dân-nông thôn nơi đây phát triển vững chắc.

Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ nổi tiếng là vựa lúa hàng hóa, vựa tôm cá của cả nước mà còn có thế mạnh về trồng cây ăn quả. Ước tính toàn vùng hiện có trên 288.000 ha cây ăn quả các loại, cho sản lượng mỗi năm trên 3,18 triệu tấn quả phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Theo Viện Cây ăn quả miền Nam, Đồng bằng sông Cửu Long hội đủ các điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu... để trồng cây ăn quả nhằm tạo nguồn nông sản tiêu dùng và xuất khẩu ổn định, góp phần nâng cao mức sống của người dân.

Những năm qua tình hình xuất khẩu trái cây cả nước nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, đã phát triển tốt với sự thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu trên khắp các châu lục.

Năm 2013, dự kiến kim ngạch xuất khẩu trái cây tăng trưởng không dưới 10% so năm 2012. Nếu năm 2011, trái cây Việt Nam được xuất khẩu sang 63 quốc gia thì hiện nay đã mở rộng lên 76 quốc gia. Trong số những trái cây chủ lực có lượng xuất khẩu lớn, thu về nhiều ngoại tệ có sự góp mặt của nhiều loại trái cây đặc sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long như: thanh long (chiếm trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu), dừa (chiếm 27,2% tổng kim ngạch), dứa (trên 16% tổng kim ngạch), mít (3,5%), bưởi (chiếm 1,6%), xoài (chiếm 1,5%), xơ ri (chiếm 1,1%)...


Có thể bạn quan tâm

Giá khoai thất thường, người trồng ngao ngán Giá khoai thất thường, người trồng ngao ngán

Cuối tuần vừa rồi, giá khoai lang tím Nhật đã được thu mua với mức giá tăng nhẹ. Niềm vui chưa lâu, đầu tuần này nông dân trồng khoai lại tiếp tục đối mặt với nỗi lo cũ mang tên: giá cả.

20/06/2015
Không nên sạ lúa gửi trong mía Không nên sạ lúa gửi trong mía

Đó là khuyến cáo của bộ phận khuyến nông, thuộc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) trước tình hình người dân sạ lúa gửi trong mía ngày càng nhiều.

20/06/2015
Chế tạo thành công máy bóc hạt mắc ca Chế tạo thành công máy bóc hạt mắc ca

Ông Lê Thanh Trị (Đức Trọng - Lâm Đồng) là người đã chế tạo thành công máy tách vỏ ngoài hạt mắc ca. Hiện giá bán mỗi chiếc máy tách vỏ hạt mắc ca được ông bán ra thị trường là 14 triệu đồng.

20/06/2015
Chuyển đổi cây trồng tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp Chuyển đổi cây trồng tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) hình thành 2 khu vực cây trồng chính: Lúa nước tập trung chủ yếu ở các xã Xuân Hải, Tân Hải, Hộ Hải và Phương Hải, với diện tích 2.200ha; hành, tỏi, rau màu trồng nhiều ở Vĩnh Hải, Thanh Hải, Nhơn Hải.

20/06/2015
Đổ bỏ nhiều tấn hành tây vì chờ tăng giá Đổ bỏ nhiều tấn hành tây vì chờ tăng giá

Thời gian qua, rất nhiều hộ nông dân ở phường 7, nơi có diện tích trồng hành tây lớn nhất Đà Lạt đã phải đem hành đổ vì thời gian trữ trong kho chờ tăng giá quá lâu dẫn đến nông sản này bị hư hỏng, nảy mầm.

20/06/2015