Ngày thứ 7 nông thôn mới

Thông điệp mà Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh - ông Võ Kim Cự thường vẫn hay nói khi về cơ sở là “không ai được phép đứng ngoài cuộc Chương trình xây dựng NTM, mỗi người còn nhớ đánh răng, rửa mặt, còn nhớ ăn sáng mối ngày thì phải nhớ đến NTM”.
5 năm qua “Ngày thứ 7 NTM” đã trở thành phong trào sâu rộng từ tỉnh đến thôn xóm ở Hà Tĩnh.
Các cuộc kiểm tra mô hình này không theo lộ trình sắp xếp trước, Ban chỉ đạo chương trình thường ngẫu nhiên chọn điểm đến, chủ yếu lắng nghe tiếng nói từ người dân và nắm bắt được những thực tế tại cơ sở.
Ban chỉ đạo NTM tỉnh Hà Tĩnh đi kiểm tra thực tế tại các hộ gia đình về khó khăn trong xây dựng mô hình sản xuất.
Mặc dù đã qua 2 năm nhưng rất nhiều người vẫn chưa quên chuyến về kiểm tra NTM tại huyện Cẩm Xuyên của Ban chỉ đạo NTM tỉnh Hà Tĩnh, sau khi đi kiểm tra thực tế mô hình chăn nuôi lợn của ông Võ Ðình Vóc, thôn 4, xã Cẩm Trung trình bày vướng mắc trong vay vốn để nuôi 100 con lợn nái siêu nạc, đoàn kiểm tra đã yêu cầu ngân hàng giải trình.
Ngay tại buổi làm việc này, ông Võ Kim Cự đã tháo gỡ vướng mắc về vốn, cứu trại chăn nuôi thoát phá sản.
Trong thời gian ngắn, ông Vóc được vay đủ 700 triệu đồng theo yêu cầu.
Nhờ đó, trang trại của ông Vóc trở thành một trong những điểm sáng trong phát triển sản xuất ở xã Cẩm Trung.
Không chỉ vốn mà các thủ tục hành chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng...
đều được các địa phương triển khai nhanh chóng.
Việc lãnh đạo trực tiếp xuống tận nơi kiểm tra, đôn đốc đã chấn chỉnh ngay những biểu hiện thiếu trách nhiệm với phong trào.
Không chỉ vậy, vào tháng 8.2014, trong chuyến kiểm tra tiến độ xây dựng NTM tại Thạch Long, huyện Thạch Hà, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh đã thẳng thắn phê bình đội ngũ cán bộ xã Thạch Long và huyện Thạch Hà vì đã thiếu quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành.
Trưởng Ban chỉ đạo tỉnh cũng đã gợi mở một số giải pháp để Thạch Long theo kịp “guồng quay” chung của tỉnh, ưu tiên phát triển sản xuất.
Nhờ chỉ đạo sát sao đó, Thạch Long đã về đích NTM đúng hẹn trong năm 2014.
Trò chuyện với PV NTNN ông Lê Văn Bình - Chủ tịch UBND xã Xuân Mỹ tâm sự: Cách đây 3 năm trong chuyến kiểm tra trực tiếp của Ban chỉ đạo NTM tỉnh tại địa phương thời điểm đó ông Võ Kim Cự đã giới thiệu mô hình của Bí thư Đảng ủy xã Hương Minh, huyện Vũ Quang Phạm Văn Ðức làm gương cho các địa phương học tập.
Từ câu chuyện thực tế của Trưởng Ban chỉ đạo nói tại địa phương, ngay hôm sau chúng tôi đã lên Hương Minh học hỏi về triển khai.
Cũng nhờ những chuyến đi sát thực đó mới khơi dậy được phong trào và người dân tin tưởng hơn.
Thực tiễn quá trình xây dựng NTM trên địa bàn cho thấy, nơi nào phong trào xây dựng NTM thấm sâu vào máu thịt của dân thì kết quả thực hiện nhiệm vụ ở địa phương đó sẽ về đích nhanh”.
Có thể bạn quan tâm

Lâu nay, bà con nông dân vẫn có tập quán sản xuất theo thời vụ, mùa nào thức ấy. Thế nhưng, với sự hỗ trợ đắc lực của các tiến bộ kỹ thuật, mô hình trồng cây trái vụ đã và đang cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn chính vụ. Điều đó được chứng minh thực tế tại huyện Phúc Thọ.

Năm 2014, dự án được triển khai thực hiện ở xã Long An và Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành), xã Long Hòa (thị xã Gò Công) và xã Bình Nghị, Tân Đông (huyện Gò Công Đông) với quy mô 55ha/3 huyện/188 hộ tham gia. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, một phần vật tư chính và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật trong suốt vụ sản xuất, tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình.

Nhìn thấy bà con lối xóm cùng trồng cà phê như mình nhưng năng suất cao, ông đã tự tìm tòi học hỏi từ sách, báo, bạn bè, bà con lối xóm, tìm hiểu vì sao cây cà phê ở vườn nhà không cho năng suất như những nơi khác. Sau đó, ông tham gia các hội thảo đầu bờ, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ. Từ đó, ông hiểu rằng trồng cây cà phê đòi hỏi phải đúng quy trình thì cây mới phát triển tốt được.

Năm 1990, khi còn là một cán bộ y tế xã với đồng lương eo hẹp, ông thường nghe cha mình nhắc về loài cây quý cho thớ gỗ mịn, bền chắc, được dùng làm cái rìu, cây cung… nhưng gần như “tuyệt chủng” trên những cánh rừng Ba Tơ. Với mong muốn khôi phục lại loài cây này trên mảnh đất quê hương, ngoài giờ làm, ông tranh thủ đi rừng hái cây mây nước bán, dành dụm tiền mua cây giống về trồng. “Hồi đó ông anh ở thôn Làng Trui vào tít rừng sâu bên Kon Tum nhổ về bán cho mình với giá 2000 đồng/cây. Mình bỏ gom góp tiền mua một trăm cây về trồng”, ông Nấu nhớ lại.

Tham gia mô hình, nông dân được công ty hỗ trợ hoàn toàn giống lúa nguyên chủng, được hỗ trợ kỹ thuật và công vận chuyển khi thu hoạch về nhà máy. Với năng suất trung bình khoảng 350 - 400 kg/công, sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân lời 4,5 - 5 triệu đồng. Hiện nay, Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam đang tiếp túc mở rộng diện tích của mô hình lúa lai ở xã Long Trị A với diện tích khoảng 50ha trong vụ Đông xuân tiếp theo.