Ngành Thủy Sản Tổn Thất Sau Thu Hoạch Cao Do Công Nghệ Thấp

Ngành thủy sản đặt mục tiêu đến năm 2020 đạt kim ngạch xuất khẩu từ 8-9 tỉ đô la Mỹ, đóng góp 30-35% tổng sản lượng nông nghiệp. Tuy vậy, ngành này vẫn đang đối diện với vấn đề tổn thất sau thu hoạch cao do khoa học công nghệ chưa cải tiến.
Tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chiến lược phát triển thủy sản và triển khai đề án tái cơ cấu ngành thủy sản đến 2020 theo hướng gia tăng giá trị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) tổ chức tại Phú Yên vào ngày 30-3, đại diện Bộ NN-PTNT cho biết, những chỉ tiêu mà ngành thủy sản đặt ra trong giai đoạn 2011-2015 đều đã đạt được.
Cụ thể, sản lượng cá tra đặt ra là 1,14 triệu tấn vào năm 2015 nhưng trong năm 2013 sản lượng đã đạt 1,15 triệu tấn; tương tự kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 là 6,5 tỉ đô la Mỹ nhưng đến năm 2013 kim ngạch đã đạt 6,7 tỉ đô la, tăng 200 triệu đô la Mỹ so với chỉ tiêu.
Năm 2013, ngành thủy sản đóng góp 18,5% vào tổng sản lượng lĩnh vực nông nghiệp.
Tuy nhiên, vấn đề mà ngành thủy sản đang phải đối diện trong những năm qua và cả trong thời gian tới là làm sao nâng cao giá trị gia tăng cho các mặt hàng thủy sản, giảm tổn thất sau thu hoạch.
Theo Tổng cục Thủy sản, Bộ NN - PTNT, hiện cả nước đang có 61.000 tàu cá dưới 20 CV (sức ngựa) và 38.000 tàu cá từ 20 CV đến dưới 90CV, còn tàu trên 90CV là 26.000 chiếc. Tuy nhiên, 100% tàu khai thác thủy sản là vỏ gỗ, không có hầm đông bảo quản thủy sản sau khi đánh bắt mà ngư dân chỉ dùng nước đá để làm lạnh thủy sản hoặc phơi khô nên thủy sản đánh bắt chỉ có thể tiêu thụ nội địa, xuất khẩu bị hạn chế do chất lượng không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu.
Thực tế, những năm qua, tổn thất sau thu hoạch của ngành thủy sản cao một phần do kinh phí đầu tư cho khoa học công nghệ thấp.
Cụ thể, trong giai đoạn 2010-2013, thủy sản đóng góp 27 - 29% giá trị sản lượng nông nghiệp nhưng đầu tư cho nghiên cứu khoa học thủy sản chiếm hơn 11% tổng kinh phí sự nghiệp khoa học của toàn ngành nông nghiệp. Không chỉ vậy, kinh phí đầu tư sự nghiệp kinh tế thủy sản chỉ có hơn 7%, thấp nhất so với các ngành thủy lợi, lâm nghiệp, nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ tỉnh Thái Nguyên đang triển khai Dự án Xây dựng mô hình trồng Giảo cổ lam tại huyện Võ Nhai. Kinh phí hỗ trợ để thực hiện Dự án là trên 190 triệu đồng, được cấp từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh. Dự án sẽ kết thúc vào tháng 7-2016.

Ngày 11-8-2014 vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã chính thức cho phép sử dụng bốn giống bắp biến đổi gen (BĐG) làm thức ăn cho người và cho động vật tại Việt Nam nhưng việc cho trồng hay không là quyết định cuối cùng của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Sau nhiều năm trồng thử nghiệm, cây rau pó xôi đã phát triển tốt trong khu vườn của gia đình anh Nguyễn Văn Thi ở xã Lát, Lạc Dương (Lâm Đồng). Với diện tích hơn 1ha trồng trong nhà kính, mô hình trồng rau pó xôi sạch này đã mang về cho gia đình anh Nguyễn Văn Thi tiền tỷ mỗi năm.

Lê Trà Lĩnh được các cơ quan chức năng của tỉnh Cao Bằng đánh giá có hàm lượng đường dinh dưỡng cao nhất so với các giống lê trong tỉnh. Cây lê được nhân dân huyện Trà Lĩnh trồng từ rất lâu đời, nhưng trải qua thời gian, cây lê gần như bị mai một, chỉ còn rải rác ở một số ít địa phương trong huyện.

Hàng trăm hộ nông dân ở huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) đã tự nguyện liên kết với nhau mở rộng diện tích trồng chuối để hình thành vùng SX tập trung.