Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngành Mía Đường Cung Vượt Cầu 100.000 Tấn

Ngành Mía Đường Cung Vượt Cầu 100.000 Tấn
Ngày đăng: 29/07/2013

Ngày 25-7, đại diện các nhà máy đường trong cả nước tham dự hội nghị tổng kết vụ sản xuất mía đường 2012 - 2013 tại Hậu Giang. So với một số mặt hàng nông sản khác, ngành mía đường có độ ổn định nhiều hơn trong 3 năm qua.

Trong đó, nổi lên hơn 93% diện tích vùng sản xuất mía nguyên liệu cả nước được các nhà máy ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm. Đặc biệt, một số đơn vị đã có chính sách hỗ trợ để phát triển vùng nguyên liệu.

Điển hình là Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ đã đỡ đầu, khuyến khích xây dựng CLB sản xuất mía giỏi, đạt năng suất 200 tấn/ha (cao gấp 3 lần năng suất bình quân cả nước) với 100 thành viên tham gia.

Theo Bộ NN-PTNT, niên vụ 2012 - 2013, với 40 nhà máy đường hoạt động, tổng công suất là 134.200 tấn/ngày đã ép 16,6 triệu tấn mía, sản xuất được 1,53 triệu tấn đường. Theo đó, lượng mía ép công nghiệp tăng 2,1 triệu tấn, sản lượng đường tăng 224.000 tấn. Tuy nhiên, hiện nay ngành đường vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn.

Nổi lên là tỷ lệ mía thu hoạch xong không được đưa vào chế biến ngay vẫn còn rất lớn. Tình trạng đối phó với lũ bằng giải pháp thu hoạch mía sớm gây tổn thất lớn cho nông dân Hậu Giang được cảnh báo nhiều lần nhưng chưa được khắc phục.

Vấn đề cơ giới hóa thu hoạch mía chậm được nghiên cứu áp dụng (nhất là khu vực ĐBSCL) sẽ còn tiếp tục gây khó cho nông dân trồng mía và sức sản xuất, khả năng cạnh tranh của ngành đường Việt Nam so với các nước trong khu vực.

Điều đáng lo ngại là nguồn cung đang vượt cầu khoảng 100.000 tấn đường trước khi vào vụ mía tới, đây là một áp lực rất lớn. Hiệp hội Mía đường Việt Nam kiến nghị Chính phủ cần có cơ chế về xuất khẩu đường linh động. Các ngành chức năng có giải pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng buôn lậu đường và gian lận thương mại.

Vấn đề lợi ích nhóm trong việc nhập khẩu đường, tạm nhập tái xuất… cần làm rõ và ngăn chặn kịp thời để tránh các thành phần kinh tế lợi dụng, trục lợi.


Có thể bạn quan tâm

Nghiêm cấm mọi hành vi nuôi, phát tán đuông dừa Nghiêm cấm mọi hành vi nuôi, phát tán đuông dừa

Ngày 8-7-2015, UBND tỉnh Bến Tre ban hành Chỉ thị số 01 về việc nghiêm cấm nhân, nuôi, phát tán đuông dừa trên địa bàn tỉnh. Đuông dừa được xác định là một trong những sinh vật gây hại trực tiếp đối với cây dừa, thuộc họ vòi voi, bộ cánh cứng, phân bố rộng trên các vùng trồng dừa của Bến Tre và cả nước. Đây là loại côn trùng gây hại nguy hiểm nhất cho cây dừa, rất khó phát hiện.

10/09/2015
Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh nhãn đã có mã code đi Mỹ Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh nhãn đã có mã code đi Mỹ

Với mã số được cấp (PUC) là DE.09.02.01.001, Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh (Long Hồ) là đơn vị đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long vinh dự được Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Vĩnh Long hỗ trợ xây dựng mô hình khắc phục bệnh chổi rồng và đủ điều kiện để cấp mã số vùng trồng theo các chỉ tiêu đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm và tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật của Bộ Nông nghiệp Mỹ.

10/09/2015
Doanh thu từ quả lê đạt trên 3,5 tỷ đồng Doanh thu từ quả lê đạt trên 3,5 tỷ đồng

Thời điểm này, nông dân Bắc Hà (Lào Cai) đang vào cuối vụ thu hoạch quả lê.

10/09/2015
Mãng cầu cho trái nhiều vụ Mãng cầu cho trái nhiều vụ

Nằm trong Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên, Tổ hợp tác trang trại Sơn Ngọc (thôn Ngọc Sơn Tây, xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa) thường xuyên tìm những loại cây trồng mới, ứng dụng kỹ thuật mới để cho ra sản phẩm chất lượng. Mãng cầu đang là sản phẩm nổi bật của tổ hợp tác này.

10/09/2015
Làm giàu từ cây na trên vùng đất Sơn La Làm giàu từ cây na trên vùng đất Sơn La

Ông Trương Văn Đôn là người đã biết cách làm giàu từ 3 ha trồng cây na cho thu nhập gần 700 triệu đồng mỗi năm.

10/09/2015