Ngành chè khó mở rộng sản xuất do thiếu nguyên liệu

Đầu vào hạn hẹp
Hiện nay, cả nước có gần 130 ngàn ha diện tích trồng chè, năng suất đạt 7,5 tấn/ha, sản lượng hàng năm đạt 900 ngàn tấn búp tươi, khối lượng chè khô khoảng 200 ngàn tấn, tổng giá trị bán hàng trong nước đạt trên 3.000 tỷ đồng. Trong đó có 10 tỉnh có diện tích từ 4.000 ha trở lên như Lâm Đồng, Thái nguyên, Hà Giang, Phú Thọ…; 10 tỉnh có sản lượng trên 15 ngàn tấn/năm như Lâm Đồng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu…
Ngành chè đã góp phần tạo thu nhập cho khoảng 3 triệu lao động trồng trọt, chế biến, kinh doanh chè trong cả nước với khoảng 500 ngàn hộ gia đình. Sản phẩm chè của Việt Nam đã được xuất sang 120 thị trường trên các châu lục, trong đó có 35 thị trường truyền thống. Thị trường xuất khẩu chè chính là Trung Quốc, Pakistan, Afganistan, Nga, Mỹ, Indonesia, Malaysia, Singapore…
Theo Hiệp hội Chè Việt Nam: Tính đến nay, cả nước đã có khoảng 500 cơ sở sản xuất chế biến với công suất trên 500 ngàn tấn chè khô/năm. Thế nhưng, do nguồn nguyên liệu đầu vào hạn hẹp, thấp hơn so với công suất chế biến của các nhà máy nên hầu hết các DN không mở rộng được năng lực sản xuất.
Nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam còn chỉ rõ: nhóm DN sản xuất không có vùng nguyên liệu ổn định chiếm hơn 60%. Nguyên nhân, là do đầu tư cho nông nghiệp chè chưa thỏa đáng, nhất là đầu tư để thay đổi giống chè và đầu tư thâm canh thấp, chế biến thủ công phát triển mạnh. Bên cạnh đó, các hộ nông dân trồng chè chiếm hơn 80% diện tích chè nhưng phương thức canh tác nhỏ lẻ, manh mún, mang tính tự phát và theo phong trào.
Chú trọng vào chất lượng
Trước tình trạng đầu vào không ổn định, để nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, các DN đã chuyển hướng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm. Do vậy, công nghiệp chế biến chè ở Việt Nam trong thời gian đã có bước phát triển nhanh chóng, nhiều cơ sở sản xuất đã trang bị dây chuyền, thiết bị hiện đại, có khả năng sản xuất các loại chè cao cấp, chất lượng cao. Bên cạnh đó, công nghiệp bao bì phục vụ đóng gói chè cũng phát triển, cho ra đời nhiều loại bao bì đẹp làm bằng carton, gỗ, nhựa, thủy tinh, sành sứ…
Đặc biệt, đến nay nhiều đơn vị, DN kinh doanh chè đã quan tâm hơn đến việc đạt chứng nhận về chất lượng như VietGap, Organic, Rainforest, Global Gap, UTZ, Thương mại công bằng… Theo thống kê, hiện có khoảng 145 đơn vị trong nước đạt chứng nhận VietGap, 9 DN xuất khẩu đạt chứng nhận quốc tế.
Đại diện Công ty chè Phú Bền (tỉnh Phú Thọ) cho biết: Việc đạt chứng nhận Rainforest Alliance (đòi hỏi phải đáp ứng được 3 tiêu chuẩn bền vững đó là mức độ chăm sóc sức khỏe công dân, khả năng quản lý nông trang và bảo vệ môi trường), giúp chúng tôi có thể bán hàng cho DN nước ngoài kinh doanh chè lớn như Unilever. Đồng thời, giá bán cũng tốt hơn, có tín nhiệm đối với khách hàng quốc tế, nâng cao trách nhiệm môi trường…
Mặt khác, để tăng nguồn cung nguyên liệu phục vụ cho chế biến, hiện nay, tại nhiều địa phương đã hình thành các khu vực sản xuất chè tập trung, nằm chủ yếu ở miền núi, vùng trung du Bắc Bộ như Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Tuyên Quang… và vùng Tây – Nam Bộ như Lâm Đồng, Gia Lai.
Ngoài ra, ngành chè Việt Nam đang thu hút nhiều nhà đầu tư đến từ Nga, Nhật Bản, Bỉ, Iraq, Đài Loan.. đầu tư 100% vốn hoặc liên doanh với DN Việt Nam đầu tư xây dựng vườn chè, nhà máy chế biến với công nghệ tiên tiến, sản xuất các loại chè đặc sản phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm

Giai đoạn từ 2016-2020, tỉnh ta phấn đấu nâng giá trị gia tăng lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp lên 700 tỷ đồng, chiếm 10% tỷ trọng ngành nông nghiệp. Diện tích trồng rừng tập trung phấn đấu đạt 16 nghìn ha, trong đó có 14 nghìn ha rừng sản xuất, 2 nghìn ha rừng phòng hộ, đặc dụng. Mục tiêu trên đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn mới có thể thành hiện thực, bởi từ năm 2011 đến nay kế hoạch trồng rừng luôn đạt rất thấp so với kế hoạch đề ra.

Ông Phạm Thế Tài, Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT cho biết, chúng tôi đã thành lập đội kiểm tra liên ngành quản lý tình trạng mua bán, vận chuyển cá non tại các chợ trong tỉnh. Ðối với hành khai thác, buôn bán cá non chúng tôi kiên quyết xử lý theo đúng quy định pháp luật. Ðồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân có ý thức bảo vệ cá non.

Nếu mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường giảm thì cấp bù theo lãi suất cho vay do Ngân hàng Nhà nước công bố. Những năm tiếp theo, sẽ cấp bù phần chênh lệch giữa lãi suất ngân hàng cho vay với mức lãi suất chủ tàu phải trả theo quy định.

Các xã này đều đạt đủ 19 tiêu chí quốc gia, trong đó có nhiều tiêu chí đạt cao như: Tỷ lệ cứng hóa đường giao thông trục xã, liên xã đạt 100%; thu nhập bình quân đầu người từ 23 đến gần 26 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%; 100% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh; không có nhà tạm, nhà dột nát; tất cả các thôn đều có nhà văn hóa đạt chuẩn...

Dự án nhằm góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch theo hướng khép kín. Từ đó giúp nông dân giảm thất thoát lúa, kéo dài thời gian trữ lúa, đảm bảo phẩm chất hạt lúa và tăng mức cạnh tranh về giá cả lẫn chất lượng.