Giá Tôm Tăng Cao, Nhiều Hộ Dân Thu Bạc Tỷ
Trong khoảng hơn nửa tháng trở lại đây, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng (tôm nước lợ) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng tiếp tục tăng và hiện đứng ở mức cao.
Cũng như mọi năm, sau Tết Nguyên đán thường là thời điểm nguyên liệu tôm chế biến khan hiếm nên giá tôm được đẩy lên cao.
Nhiều hộ dân nhờ giá tôm tăng mạnh đã thu bạc tỷ chỉ trong thời gian 2-3 tháng thả nuôi với loại tôm thẻ chân trắng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều hộ nuôi tôm tại thị xã Vĩnh Châu, Trần Đề, Mỹ Xuyên thu hoạch tôm với giá được các thương lái về tận ao thu mua cao hơn so với trước Tết Nguyên đán khoảng 5.000 đồng/kg.
Trong mấy ngày qua, giá tôm thẻ chân trắng loại 50 con/kg, được bán ở mức 180-190.000 đồng/kg, loại 60 con/kg có giá 165-170.000 đồng/kg, còn loại tôm kích cỡ nhỏ khoảng 100 con/kg cũng có giá tới 120.000 đồng/kg (tăng trung bình từ 20-30.000 đồng/kg so với thời điểm cùng kỳ năm trước.
Đối với tôm sú loại 20 con/kg, giá đứng ở mức 285-300.000 đồng/kg, còn tôm sú loại 30 con/kg giá 245-250.000 đồng/kg (trung bình giá tôm sú hiện nay cũng cao hơn cùng kỳ khoảng trên 30.000 đồng/kg).
Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến thủy sản Việt Nam, nhiều khả năng từ nửa cuối tháng Ba tới, giá tôm mới hạ nhiệt do tôm nguyên liệu Thái Lan đang đà hồi phục.
Do giá tôm tăng cao nên người nuôi tôm Sóc Trăng đang tích cực cải tạo ao vuông tiếp tục thả nuôi cả tôm thẻ chân trắng và tôm sú.
Hiện toàn tỉnh đã thả được trên 4.600ha tôm nước lợ, trong đó chủ yếu là tôm thẻ với khoảng 4.200ha, còn lại là tôm sú.
Với những diện tích thả sớm, người nuôi đã thu hoạch được trên 700ha tôm thẻ do có thời gian nuôi nhanh thu hoạch hơn, chỉ 80-100 ngày là thu hoạch.
Tuy nhiên, do nuôi ồ ạt nên việc chăm sóc, cải tạo chưa kỹ, cộng với nguồn giống tôm chưa đảm bảo nên trong những ngày nắng nóng gần đây, hiện tượng tôm tốt chết đã có dấu hiệu gia tăng. Đã có gần 1.300ha tôm chết, chủ yếu là tôm thẻ, chiếm tới 28% diện tích thả nuôi, tập trung nhiều nhất là ở huyện Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu.
Ngành nông nghiệp của tỉnh đã khuyến cáo các hộ nuôi tạm ngưng thả giống ở những vùng trọng điểm dịch bệnh và thận trọng xem xét các yếu tố thời tiết, môi trường nguồn nước xung quanh trước khi thả nuôi...
Có thể bạn quan tâm
Lê Trà Lĩnh được các cơ quan chức năng của tỉnh Cao Bằng đánh giá có hàm lượng đường dinh dưỡng cao nhất so với các giống lê trong tỉnh. Cây lê được nhân dân huyện Trà Lĩnh trồng từ rất lâu đời, nhưng trải qua thời gian, cây lê gần như bị mai một, chỉ còn rải rác ở một số ít địa phương trong huyện.
Hàng trăm hộ nông dân ở huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) đã tự nguyện liên kết với nhau mở rộng diện tích trồng chuối để hình thành vùng SX tập trung.
Những ngày này, nông dân ở ấp Thạnh An và Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh đang thu hoạch cuối vụ mùa khóm nghịch. Điều làm người dân phấn khởi là giá khóm đang ở mức cao nhất từ trước đến nay.
Tại Hội nghị quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững vùng ĐBSCL tổ chức tại tỉnh Kiên Giang, ông Nguyễn Huy Điền- Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản -cho biết, đến thời điểm này, 8 tỉnh, thành phố ven biển vùng ĐBSCL đã đề xuất 61 dự án thủy lợi với tổng nguồn vốn đầu tư lên tới trên 9.288 tỉ đồng.
Theo kết quả phân tích mẫu tôm biển kiểm tra bệnh định kỳ của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản từ cuối tháng 02 đến ngày 17 tháng 3 năm 2014, xét nghiệm 13 mẫu tôm chân trắng nuôi và 06 mẫu tôm giống, đã phát hiện 07 mẫu tôm chân trắng nuôi và 04 mẫu tôm giống nhập tỉnh nhiễm bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô (IHHNV).