Ngành chăn nuôi gia cầm Hoa Kỳ phủ nhận bán phá giá thịt gà tại Việt Nam

Theo ông Jim Sumner, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu trứng và gia cầm Hoa Kỳ, một số phần thịt của gà Mỹ được bán tại Việt Nam ở mức giá tương tự hoặc cao hơn so với mức giá ở Hoa Kỳ, do đó theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới các sản phẩm thịt gà này không bán phá giá.
Những người chăn nuôi gia cầm Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận do giá thức ăn chăn nuôi cao. "Chúng tôi rất thông cảm rằng tình trạng này đang ảnh hưởng đến các nhà sản xuất địa phương", ông Sumner nói. "Người tiêu dùng Việt Nam nên lưu ý rằng việc khiếu nại đang hướng về các sản phẩm thịt đùi gà đông lạnh nhưng các sản phẩm này không cạnh tranh trực tiếp với gà địa phương tươi, nguyên con, là sản phẩm ưa thích của người tiêu dùng Việt Nam".
Ông Sumner cho biết, USAPEEC và ngành công nghiệp gia cầm của Hoa Kỳ đã luôn ủng hộ ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam, bằng việc tổ chức các hội thảo, tập huấn khác nhau nhằm mục đích hổ trợ ngành chăn nuôi gia cầm địa phương về vấn đề thực hành an toàn thực phẩm và an toàn sinh học.
Hai phần ba lượng đùi gà góc tư sản xuất ở Hoa Kỳ được tiêu thụ tại Hoa Kỳ, số còn lại được xuất khẩu tới hơn 125 quốc gia trên thế giới, trong đó cóViệt Nam, ở mức giá thấp hơn so với giá của lườn gà (ức gà) và cánh gà, nhưng với giá bán tương tự tại Mỹ. Các sản phẩm gia cầm của Hoa Kỳ được xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là đùi gà góc tư, đùi gà, và chân gà.
Ông Sumner lưu ý rằng tất cả các sản phẩm gia cầm của Hoa Kỳ đều được kiểm tra bởi Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ về tính tươi nguyên và những sản phẩm xuất khẩu phải đáp ứng được tiêu chuẩn cao về chất lượng và an toàn thực phẩm giống như những sản phẩm được tiêu thụ tại Hoa Kỳ.
Hiện nay, WPF cũng đang phối hợp với Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp quốc trong việc thực hiện chương trình quản lý giống nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho ngành gia cầm Việt Nam. Cùng với ngành ngũ cốc Hoa Kỳ, USAPEEC cũng đã tài trợ giúp các cơ quan Việt Nam trong quá trình soạn thảo một số luật mới về các lĩnh vực an toàn thực phẩm, bảo vệ thực vật, thú y và sử dụng thuốc thú ý.
Nhiều trong số các hoạt động này nhằm mục đích tăng nguồn cung của thịt gà, giá cả hợp lý, và cuối cùng là sự tiêu thụ gà tại Việt Nam. Ngành gia cầm Hoa Kỳ không có lợi ích trong việc cạnh tranh với ngành gia cầm Việt Nam, hoặc trong việc cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm sản xuất nội địa, bởi vì sự gia tăng tiêu thụ sản phẩm gia cầm có lợi cho tất cả mọi người, ông Sumner nói.
Related news

Trở lại xã Quảng Sơn vào những ngày giữa tháng ba, chúng tôi gặp nông dân địa phương khẩn trương thu hoạch mía đường. Hàng chục chiếc xe tải xuôi ngược đi về chở mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến đường Phan Rang.

Ông Châu Văn Quầy, thôn Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) tuy đã bước qua tuổi ngũ tuần nhưng ông vẫn còn mang dáng hình vạm vỡ, rắn rỏi của con người yêu lao động.

Là thôn đầu tiên thử nghiệm mô hình cấy lúa chống hạn, đến nay thôn Đầu Suối A, xã Phước Chiến (Thuận Bắc) đã bước sang vụ thứ hai. Bà con nông dân nơi đây rất phấn khởi trước hiệu quả kinh tế từ mô hình này.

Trên diện tích đất canh tác 7 ha, anh Dưỡng xây dựng trang trại trồng hành, tỏi, cây ăn trái và chăn nuôi bò. Năm 2008, anh mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn 50 triệu đồng để đầu tư, cải tạo đất rẫy. Không ít người cho rằng cách làm của ông Dưỡng "khùng" sẽ chẳng đi đến đâu. Dám nghĩ, dám làm, anh trồng 1,6 ha xoài, 4 sào táo, 8 sào hành, còn lại trồng cỏ kết hợp với chăn nuôi bò vỗ béo.

Trở lại vùng sản xuất và kiểm định giống thuỷ sản tập trung An Hải (Ninh Phước), tôi chợt bâng khuâng nhớ về một ngày cách nay 20 năm, khi lần đầu tiên cùng một đồng nghiệp đi ngang qua đây để đến Phú Thọ, một thôn hẻo lánh thuộc phường Đông Hải (Phan Rang-Tháp Chàm).