Cận cảnh nho dại lừa dân Hà Thành 2 triệu
Được biết, đây là loại nho nhập từ nước ngoài về. Loại nho này mỗi chùm chỉ vài quả, tròn mọng, to bằng đầu ngón tay. Điểm đặc biệt nhất của chúng là sự “trong suốt”, có thể nhìn thấu từ vỏ vào bên trong của trái.
Chính vì vậy nên loại nho này được đặt một cái tên khá “mĩ miều”: Nho chuỗi ngọc.
Loại quả này ăn có vị chua thanh, không ngọt như các giống nho khác. Khi chín, quả có 4 màu đỏ, đen, hồng và trắng.
Tuy nhiên, loại quả này có nguồn gốc không hề “sang chảnh” như cái tên của nó.
Được biết, nho chuỗi ngọc vốn dĩ là một loại quả mọc ven đường tại các quốc gia Châu Âu như Anh, Pháp, Hà Lan…
Tên thật của loại quả này là Ribes (quả lý chua), được trồng tại các khu vực ôn đới, cho năng suất rất cao.
Cây thuộc dạng cây bụi thường, cao tới 1-1,5 m. Một bụi cây có thể cho tới 3-4 kg.
Đường kính quả khoảng 8-12 mm. Mỗi chùm có từ 3-10 quả.
Loại quả này dễ mọc tới mức bị coi như một loại cây dại.
Quả chín mọng vào khoảng thời gian từ giữa đến cuối mùa hè.
Khi chín, quả có màu đỏ tươi, rất thu hút các loại chim, đặc biệt là bồ câu.
Nho chuỗi ngọc có hàm lượng vitamin A, C rất lớn, tốt cho sức khỏe, tim mạch. Quả nho chuỗi ngọc có thể chế biến thành các loại đồ ăn, uống khác nhau như mứt, thạch, kem, rượu…
Tại một số shop hoa quả nhập khẩu và siêu thị ở Việt Nam hiện chưa có loại quả này, thậm chí nhân viên còn chưa bao giờ nghe tên và tỏ ra khá ngạc nhiên với giá cao ngất của nó
Có thể bạn quan tâm
Thủy sản trở thành ngành hàng quan trọng trong việc mang về ngoại tệ cho đất nước với gần 8 tỷ USD năm 2014, trong đó riêng con tôm nước lợ đã chiếm 50% tổng kim ngạch với 4 tỷ USD giá trị xuất khẩu, kế đến là cá tra, dù chưa hết khó khăn nhưng vẫn giữ vị trí số 2 với 1,8 tỷ USD. Hai mặt hàng này vẫn là thế mạnh của thủy sản Việt.
Năm 2014, huyện Trần Văn Thời có gần 200 ha ao, đầm nuôi cá bổi, ước tổng sản lượng hơn 4.000 tấn. Mặc dù thời gian gần đây diện tích nuôi cá bổi thương phẩm ở huyện Trần Văn Thời ngày một tăng lên, nhưng do năm nay giá cá bổi giảm mạnh nên người dân có lãi rất thấp.
Theo ngư dân Nguyễn Văn Út, ở phường Thắng Tam (TP. Vũng Tàu), nghề rập ghẹ, ốc đã có ở đất Vũng Tàu từ những năm 90 của thế kỷ trước, là nghề truyền thống của những ngư dân gốc Bình Định, Quảng Ngãi di cư vào Nam. Ở BR-VT, ngư dân hành nghề rập ghẹ, ốc tập trung chủ yếu ở khu vực Xóm Lưới (TP. Vũng Tàu), thị rấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ), Trước đây chỉ có vài chục chiếc, nay đã phát triển mạnh với hàng trăm chiếc tàu, ghe đánh bắt ghẹ, ốc bằng rập.
Vụ ấy, sau khi trừ chi phí ông Toàn còn lãi hơn 20 triệu đồng. Thành công bước đầu ấy là tiền đề để ông mạnh dạn thả tôm càng xanh vào những vụ tiếp theo với diện tích và số con giống gấp đôi. Như vụ 2014, ông thả 6.000 tôm càng xanh giống trên đồng lúa 2ha vừa lời gần 40 triệu đồng.
Khoảng 5% sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu được chứng nhận bởi bên thứ 3. Mục tiêu của GAA là thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm để đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu. iBAP sẽ giúp đưa ra các sáng kiến cho các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản cải thiện và đạt chứng nhận.