Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngành Cá Tra Đang Thoái Trào

Ngành Cá Tra Đang Thoái Trào
Ngày đăng: 30/12/2013

Cá tra Việt Nam mặc dù đang chiếm hơn 90% thị phần xuất khẩu cá tra thế giới nhưng từ 5 năm nay, ngành này liên tục gặp khó khăn: Sản lượng sút giảm, nhiều doanh nghiệp phá sản, nông dân “treo” ao...

Suy giảm

Theo đánh giá của Bộ NNPTNT, nuôi và chế biến sản phẩm cá tra đã trở thành hiện tượng đột phá, đạt được những thành tựu vượt trội. Chỉ trong vòng 12 năm (2000-2012), phương thức nuôi cá tra đã chuyển biến nhanh với năng suất nuôi bình quân đạt 500 tấn/ha; sản lượng trên 1,3 triệu tấn/năm; xuất khẩu đến 136 nước trên thế giới với sản lượng hơn 600.000 tấn, kim ngạch đạt đến 1,8 tỷ USD/năm.

Ngành nuôi cá tra chỉ sử dụng một diện tích rất nhỏ, khoảng 6.000ha, bằng 1% diện tích nuôi tôm và hầu như chưa đòi hỏi đầu tư nhà nước mà vẫn có năng lực cạnh tranh cao, tạo việc làm cho trên 300.000 lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là ở các vùng nông thôn ĐBSCL.

Tuy nhiên, sau thời kỳ phát triển nóng, 5 năm gần đây, ngành cá tra gặp khó khăn, thách thức ngày càng gay gắt, sản xuất và xuất khẩu chững lại, biến động theo chiều hướng xấu.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), thị trường các nước châu Âu (EU) - thị trường xuất khẩu cá tra chủ lực của Việt Nam liên tục sụt giảm, từ mức 581 triệu USD năm 2008 xuống còn 425 triệu USD năm 2012, tốc độ giảm trung bình trên 5%/năm, thậm chí năm 2012 giảm tới 18,8%. Từ chiếm gần 50% thị phần giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam, thị trường EU đã giảm tỷ trọng xuống còn có 22% trong năm 2013.

Bên cạnh đó, uy tín chất lượng của sản phẩm cá tra tại nhiều thị trường bị suy giảm nghiêm trọng, tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng rất thấp (chưa đạt 1% tổng giá trị xuất khẩu cá tra). Giá xuất khẩu xuống thấp khiến nông dân nuôi lỗ, bỏ nghề, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. “Doanh nghiệp khó khăn nên đã không thể chia sẻ khó khăn, hỗ trợ vốn, thức ăn cho người nuôi liên kết, gia công với mình như những năm trước” - giám đốc một công ty xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL nêu thực trạng.

Theo Bộ NNPTNT, đến cuối tháng 11.2013, diện tích nuôi cá tra tại ĐBSCL chỉ đạt 4.680ha, sản lượng thu hoạch đạt 1 triệu tấn, giảm 13% so với cùng kỳ. Ước tính giá trị xuất khẩu cá tra năm 2013 sẽ bằng năm ngoái, đạt khoảng 1,75 tỷ USD.

Thách thức còn ở phía trước

Do trong dân bỏ nuôi khiến sản lượng cá tra nguyên liệu cho chế biến thường trực thiếu. Ông Dương Ngọc Minh - Phó Chủ tịch VASEP, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Hùng Vương cho hay, nhiều nhà máy chế biến cá tra ở ĐBSCL đang hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu chế biến. Xu hướng thiếu nguyên liệu sẽ kéo dài đến những tháng đầu năm 2014, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình xuất khẩu cá tra trong năm nay lẫn năm 2014.

Ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, đã đề xuất Nhà nước điều chỉnh cơ chế liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại đối với cá tra giai đoạn 2014- 2020. Bộ NNPTNT đã xây dựng, trình Chính phủ xem xét ban hành nghị định về quản lý và tiêu thụ cá tra theo hướng đây là ngành kinh doanh có điều kiện; ban hành chính sách xây dựng các trung tâm phân phối, kênh phân phối hàng thủy sản trong ngoài nước; thành lập quỹ xúc tiến thương mại cá tra…

Thị trường EU chưa có sự hồi phục thì ở thị trường Mỹ, chương trình giám sát cá da trơn lần đầu tiên được đưa vào Luật Nông trại 2008 đang tác động xấu đến tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Theo đó, trách nhiệm giám sát cá da trơn nhập khẩu sẽ được chuyển từ Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm sang Bộ Nông nghiệp Mỹ và trong dự luật có quy định áp đặt tiêu chuẩn tương đồng.

Điều đó có nghĩa là toàn bộ chuỗi sản xuất cá tra từ khâu nuôi trồng, chế biến cho đến đóng gói ở Việt Nam phải tương đồng với điều kiện ở Mỹ, nếu không Mỹ sẽ không cho phép cá tra Việt Nam nhập khẩu vào nước họ. Theo các chuyên gia, khi đó Việt Nam sẽ phải mất từ 5 - 7 năm để nâng cấp quy trình sản xuất và chế biến theo tiêu chuẩn tương đồng với Mỹ trước khi có thể nối lại xuất khẩu vào thị trường này.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng đang dự kiến tiếp tục chọn Indonesia thay Bangladesh để làm nước thay thế tính toán mức thuế bán phá giá cho các nhà doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam. Với sự thay thế này, Mỹ đã tăng mức thuế chống bán phá giá cá tra lên gấp 25 - 45 lần trong năm 2013 và năm 2014 dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên thêm gấp 2 lần nữa.

Ngoài ra, luật về hiện đại hoá về vệ sinh an toàn thực phẩm của Mỹ đưa thêm một số quy định mới như quy định về thực hành sản xuất tốt, phòng trừ sâu bệnh ngay từ khâu sản xuất, công nhận các đơn vị kiểm dịch của bên thứ ba... cũng là vấn đề các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này cần lưu tâm trong năm 2014.


Có thể bạn quan tâm

Nhiều tàu câu mực đạt doanh thu hàng tỷ đồng/chuyến biển Nhiều tàu câu mực đạt doanh thu hàng tỷ đồng/chuyến biển

Đến thời điểm này, huyện Núi Thành có 7 chiếc tàu câu mực khơi đạt doanh thu từ 2 tỷ đồng trở lên/chuyến biển. Tại xã Tam Giang đã có 6 chiếc tàu câu mực khơi cập bến sau hơn 60 ngày đêm bám biển; trong đó có 4 tàu của ông Lương Văn Tới, Phạm Ngọc (thôn Đông Mỹ);

02/07/2015
Cần nhân rộng mô hình nuôi dê nhốt chuồng Cần nhân rộng mô hình nuôi dê nhốt chuồng

Với khả năng kháng bệnh cao, đầu tư kinh phí ít, những năm qua nghề nuôi dê đã đem lại nguồn thu nhập cho người dân nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là đối với các xã vùng núi. Đặc biệt, thời gian qua xã Triệu Nguyên (huyện Đakrông, Quảng Trị) đã nhân rộng mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.

02/07/2015
Người đầu tiên mang cây măng cụt về Long Khánh Người đầu tiên mang cây măng cụt về Long Khánh

Nông dân Võ Thành Lập (ảnh), ngụ ấp Nông Doanh, xã Xuân Tân được xem là người đầu tiên trồng cây măng cụt trên vùng đất Long Khánh. Từ 20 cây măng cụt đầu tiên ông mang từ tỉnh Sông Bé cũ về trồng vào năm 1973, đến nay khu vườn rộng 2hécta của ông đã có trên 600 cây măng cụt lớn nhỏ khác nhau.

02/07/2015
Đầu tư máy móc nông nghiệp còn manh mún Đầu tư máy móc nông nghiệp còn manh mún

Trong giai đoạn hội nhập sâu rộng như hiện nay, đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là yêu cầu không thể thiếu để ngành nông nghiệp có thể cạnh tranh khi bước vào sân chơi chung. Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ, như: Nghị định 68 ưu đãi vốn cho doanh nghiệp, nông dân mua máy móc, thiết bị từ khâu sản xuất đến sơ chế, chế biến nông sản; Nghị định 210 ưu đãi cho dự án ứng dụng công nghệ cao…

02/07/2015
Giải cứu vải thiều khi thương lái Trung Quốc ngừng mua Giải cứu vải thiều khi thương lái Trung Quốc ngừng mua

Từ doanh nghiệp cho đến một số cá nhân đang tìm cách đẩy mạnh bán trong nước để giải phóng số vải đang chín rộ, sau khi thương lái đột ngột ngừng mua khiến giá rớt kỷ lục.

03/07/2015