Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngăn Chặn Tình Trạng Vận Chuyển, Buôn Bán Thủy, Hải Sản Chứa Tạp Chất

Ngăn Chặn Tình Trạng Vận Chuyển, Buôn Bán Thủy, Hải Sản Chứa Tạp Chất
Ngày đăng: 14/11/2013

Thời gian gần đây, tình trạng đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu để làm tăng trọng lượng của các tư thương đang có chiều hướng gia tăng. Đây không chỉ là hành vi gian lận thương mại, ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín sản phẩm thủy, hải sản địa phương mà còn làm tăng các mối nguy về ATVSTP, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng và quyền lợi của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Tạp chất có trong thủy, hải sản thường gặp gồm: những vật cứng nhọn, kháng sinh và các hóa chất độc hại. Tùy từng loại thủy, hải sản mà tư thương lựa chọn tạp chất tương ứng. Chẳng hạn như dùng dung dịch Xenluloza metyl carboxyl, bột Agar, tinh bột, bột bí đao bơm vào tôm nguyên liệu; dùng hàn the, urê để ướp các loại cá; dùng bùn cát, dây cói đối với các loại cua, ghẹ… để tăng trọng lượng, kích cỡ, giữ cho cá không bị ươn thối... Đây là nguyên nhân khiến chất lượng sản phẩm thủy, hải sản xuống cấp do tế bào cơ thịt bị phá vỡ, làm tăng nhanh quá trình tự phân hủy, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, dẫn đến gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm khác cho người sử dụng.

Trước thực trạng trên, Bộ NN và PTNT đã chỉ đạo tăng cường kiểm soát hoạt động đưa tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản; đồng thời ban hành các văn bản pháp lý làm cơ sở để xử lý vi phạm; tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về kiểm soát tạp chất và tác hại của hành vi đưa tạp chất vào thủy, hải sản đến các tầng lớp nhân dân, phát động nhân dân lên án, tố giác hành vi đưa tạp chất vào thuỷ sản và sử dụng thuỷ sản có tạp chất để chế biến; tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở thu gom nguyên liệu, sơ chế, chế biến thuỷ sản nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29-3-2010 của Chính phủ và pháp luật hiện hành.

Thực hiện thông báo công khai danh sách các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, thủy, hải sản trên các phương tiện thông tin đại chúng. Là cơ quan chủ quản về quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thuỷ sản (Sở NN và PTNT) đã phối hợp với Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ kỹ thuật viên cho 25 cán bộ chuyên môn của Sở NN và PTNT, Phòng NN và PTNT các huyện Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng và cán bộ phụ trách nông nghiệp của các xã ven biển; tổ chức hàng chục lớp tập huấn tuyên truyền về mức độ nguy hại của việc đưa tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản và các quy định cấm đưa tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản để nâng cao nhận thức, ý thức kinh doanh và chấp hành pháp luật của người dân; phối hợp với Đoàn Thanh niên Sở NN và PTNT và 3 huyện ven biển tổ chức chiến dịch tuyên truyền lưu động, phát tờ rơi ATVSTP tới các hộ kinh doanh hàng thuỷ sản tươi sống. Cùng với công tác tuyên truyền, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thuỷ sản còn phối hợp với Thanh tra Sở NN và PTNT, Chi cục Quản lý thị trường (Sở Công thương) và Chi cục

Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng (Sở KH và CN) đồng loạt triển khai kiểm tra thực hiện truy xuất nguồn gốc, xác định nguyên nhân, lấy mẫu phân tích đánh giá, sử dụng test thử nhanh phát hiện dư lượng hoá chất kháng sinh trong sản phẩm thuỷ, hải sản tại các cơ sở, đại lý kinh doanh thuỷ, hải sản trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung vào kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh, chế biến, vận chuyển nguyên liệu thủy, hải sản ở cả 3 huyện ven biển và Thành phố Nam Định. Qua thanh tra, kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện và tiến hành xử lý vi phạm đối với các cơ sở, tổ chức thực hiện bơm tạp chất và kinh doanh thủy, hải sản có chứa tạp chất. Trong đó

Thanh tra Sở NN và PTNT đã phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh), Chi cục Quản lý thị trường tiến hành xử lý 3 cơ sở thu mua, chế biến thủy, hải sản ở Nghĩa Hưng có hành vi bơm tạp chất Agar vào tôm nguyên liệu với tổng số tiền phạt 50 triệu đồng, đồng thời thu giữ trên 200kg hải sản để tiêu hủy. Chi cục Quản lý thị trường chỉ đạo các đội Quản lý thị trường ở 3 huyện ven biển thực hiện đồng loạt “chiến dịch cởi trói cho cua” và chấn chỉnh việc gian lận đưa tạp chất vào trong thủy, hải sản bán cho khách hàng ở khu du lịch Thịnh Long và Quất Lâm. Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2013, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thuỷ sản đã lấy mẫu cua biển, tôm sú và các sản phẩm khai thác để kiểm tra chỉ tiêu ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất độc hại trong sản phẩm thủy sản. Qua đó, đã phát hiện dư lượng một số kim loại nặng như: chì, thủy ngân và Cadimin trong sản phẩm cua biển của huyện Nghĩa Hưng; dư lượng kim loại nặng và thuốc BVTV gốc Chlor hữu cơ trong tôm sú ở huyện Nghĩa Hưng; 1 mẫu cá nục, cá thu tại huyện Giao Thủy nhiễm histamin với hàm lượng 493,1mg/kg, cao gấp hơn 2 lần hàm lượng cho phép và vi khuẩn Ecoli trong một số sản phẩm thủy, hải sản khai thác khác.

 Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thuỷ sản đã thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy, hải sản, chỉ ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục để các cơ sở vi phạm thực hiện; đồng thời tiến hành hậu kiểm đối với tất cả các cơ sở trên theo quy định của pháp luật về điều kiện đảm bảo an toàn trong kinh doanh, chế biến thủy, hải sản; kiên quyết không chứng nhận chất lượng và yêu cầu dừng kinh doanh đối với những cơ sở tái phạm.

Để ngăn chặn tình trạng đưa tạp chất vào thủy, hải sản, cùng với nỗ lực của ngành chức năng, các địa phương cần tăng cường nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhân dân, người sản xuất, kinh doanh và huy động cộng đồng chủ động tham gia vào công tác đảm bảo VSATTP, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, vận chuyển các sản phẩm thủy, hải sản cải tiến công nghệ, cải thiện điều kiện vệ sinh khu nuôi, bảo quản và chế biến sản phẩm. Người tiêu dùng cần nói không với thủy, hải sản chứa tạp chất và chủ động phát hiện, tố giác đấu tranh với các tư thương kinh doanh các loại sản phẩm này, loại bỏ tình trạng đưa tạp chất vào thủy, hải sản ra khỏi quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, tuyệt đối không để các loại thủy, hải sản có tạp chất được đưa ra tiêu thụ tại thị trường nội địa và xuất khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Qua Dịch Heo Tai Xanh, Vẫn Còn Nỗi Lo Qua Dịch Heo Tai Xanh, Vẫn Còn Nỗi Lo

Đồng Nai là một trong số ít tỉnh dập được dịch heo tai xanh trong thời gian ngắn. Dịch qua, người nuôi heo thở phào nhẹ nhõm. Nhưng theo ngành thú y, nguy cơ tái dịch vẫn còn cao.

10/09/2012
Đẩy Mạnh Kinh Tế Hợp Tác Xã Đẩy Mạnh Kinh Tế Hợp Tác Xã

Phú Ninh đang chú trọng xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác xã (HTX), giúp nông dân sản xuất theo hướng hàng hóa, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn...

26/08/2013
Chanh Không Hạt Tăng Giá Ở Hậu Giang Chanh Không Hạt Tăng Giá Ở Hậu Giang

Ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thạnh Phước, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành (Hậu Giang) cho biết, hiện tại chanh không hạt có giá 25.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng so với tháng trước đó. Với mức giá này, người trồng chanh có lợi nhuận gần 600 triệu đồng/ha.

19/04/2013
Giải Pháp Nào Cho Cam - Bưởi Hậu Giang? Giải Pháp Nào Cho Cam - Bưởi Hậu Giang?

Giá cả hấp dẫn, thị trường tiêu thụ ổn định nên cả cam sành lẫn bưởi Năm Roi đang khẳng định hiệu quả kinh tế vượt trội so với một số cây ăn trái khác. Tuy nhiên, để 2 loại trái cây có múi này trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới là vấn đề cần phải bàn.

01/06/2013
Tiếp Tục Kiểm Soát Chặt Các Đàn Vịt Chạy Đồng Ở Bà Rịa - Vũng Tàu Tiếp Tục Kiểm Soát Chặt Các Đàn Vịt Chạy Đồng Ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngay từ cuối vụ Đông Xuân, khi các cánh đồng lúa tại 2 huyện Long Điền, Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu) gặt xong đã xuất hiện nhiều đàn vịt chạy đồng, trong đó có nhiều đàn vịt từ các địa phương khác đến. Việc di chuyển của những đàn vịt chạy đồng nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến nguy cơ lan truyền dịch cúm gia cầm.

20/04/2013