Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Na Uy giảm sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản bằng cách nào

Na Uy giảm sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản bằng cách nào
Ngày đăng: 19/11/2015

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong những năm 1980, Na Uy và các nước khác ở phía Bắc với nguồn tài nguyên nước ngọt và nước biển dồi dào đã có sự phát triển mạnh về nuôi cá hồi.

Trước đây cá hồi là một món ăn chỉ có một số ít những người được vinh dự mới có thể thưởng thức.

Với sự ra đời của nghề nuôi cá, loài cá không những ngon mà còn rất giàu chất béo có lợi cho tim này trở nên có sẵn trên toàn thế giới với giá cả phải chăng hơn.

"Đó là một thời gian thú vị, nhưng chúng tôi cũng bắt đầu gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng", Alf-Goran Knutsen, Tổng giám đốc tại một công ty nuôi cá gia đình bắt đầu hoạt động vào năm 1976 nói.

Vấn đề chính là hàng ngàn cá hồi nuôi bị ảnh hưởng bởi bệnh nhọt, một bệnh cá do vi khuẩn mà cũng có mặt trong cá hồi hoang dã.

"Không có loại vắc-xin nào tác dụng hiệu quả đối với nhọt, và khó có thể sản xuất một cách hiệu quả tại thời điểm đó", bác sĩ thú y - Tiến sĩ Paul Midtlyng, từng là chuyên gia về sức khỏe cá trong Bộ Nông nghiệp Na Uy trong những năm 1980 nhớ lại.

Cùng với những nông dân nuôi cá khác, Knutsen bắt đầu trộn kháng sinh vào thức ăn cho cá của mình để ngăn ngừa và điều trị nhọt vào cuối những năm 1980.

"Vào thời điểm đó, chúng tôi được cho biết đó là điều cần phải làm.

Nhưng khi nhìn lại, chúng ta có thể thấy rằng nó là một thực tế nguy hiểm tiềm tàng", ông nói.

Những nguy cơ của việc lạm dụng kháng sinh và biện pháp thay thế

"Lạm dụng kháng sinh trong nuôi hoặc cho điều trị y tế ở người gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển của kháng kháng sinh, tức là khi vi khuẩn thay đổi và trở nên kháng với thuốc kháng sinh dùng để điều trị những bệnh nhiễm trùng mà chúng gây ra.

Điều này ảnh hưởng đến khả năng của chúng tôi trong điều trị các bệnh truyền nhiễm và cản trở nhiều tiến bộ trong y học", Tiến sĩ Danilo Lo Fo Wong, Giám đốc Chương trình Kểm tra sự kháng kháng sinh trong khu vực châu Âu của WHO cho biết.

Vào cuối những năm 1980, ghi nhận sự cần thiết phải hỗ trợ ngành công nghiệp nuôi cá của Na Uy mà không gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng, các nhà khoa học tại Viện Thú y Na Uy đã phát triển một loại vắc-xin hiệu quả chống lại nhọt trong nuôi cá hồi Na Uy mà không có tác dụng phụ ở người.

Vào năm 1994, người nuôi cá trên toàn Na Uy đã thực hiện chuyển đổi từ thuốc kháng sinh sang tiêm phòng.

Vắc-xin được tiêm vào trong ổ bụng của cá hồi trong giai đoạn nước ngọt của chúng bằng cách sử dụng một quá trình tự động.

"Thành tựu này là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, nông dân, ngành công nghiệp nuôi cá và các hiệp hội nuôi cá", Tiến sĩ Midtlyng nói.

"Tất cả các bên liên quan công nhận rằng họ không thể tiếp tục sử dụng số lượng lớn thuốc kháng sinh".

Trong ngắn hạn, đơn giản doanh nghiệp sẽ không thể tiếp tục sử dụng nó như bình thường.

"Câu chuyện của Na Uy cho thấy sự đổi mới và hợp tác trên nhiều lĩnh vực của xã hội là cần thiết như thế nào để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá là thuốc kháng sinh.

Sự hợp tác này là nền tảng của kế hoạch hành động toàn cầu của của WHO để giải quyết vấn đề kháng kháng sinh", Tiến sĩ Marc Sprenger, Giám đốc Ban thư ký về kháng kháng sinh của WHO cho biết.

Kế hoạch hành động toàn cầu về kháng kháng sinh, nhằm đảm bảo cho công tác phòng chống và điều trị các bệnh truyền nhiễm với các loại thuốc an toàn và hiệu quả sẽ là liên tục.

Các biện pháp khác để ngăn ngừa nhiễm trùng

Hiện nay, Na Uy sản xuất hơn 1 triệu tấn cá hồi nuôi mỗi năm, và một số công ty chủng ngừa cho cá trên quy mô công nghiệp.

Chủng ngừa hiện nay được chứng minh là có lợi ích to lớn cho việc ngăn ngừa nhiễm trùng.

"Tuy nhiên, một chiến lược đơn lẻ là không đủ", Tiến sĩ Bjørn Rothe Knudtsen, một chuyên gia về bệnh cá, người làm việc trong bộ phận an toàn thực phẩm của chính phủ Na Uy nói.

"Qua thời gian, người nuôi cá của Na Uy đã tiến cử các phương pháp bổ sung cho vệ sinh tốt", ông nói.

"Lý tưởng nhất, một thế hệ duy nhất của cá nên được giữ trong mỗi khu vực nuôi.

Nếu điều đó là không thể, nông dân định kỳ làm rỗng khu vực nuôi cá, tẩy trùng và để trống không nuôi khoảng một vài tháng.

Những phương pháp này giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm chéo giữa các thế hệ cũ và mới".

Những lợi ích của nuôi cá an toàn

Những kỹ thuật khác nhau đã dẫn đến sự sụt giảm liên tục về sử dụng kháng sinh trong nuôi cá hồi Na Uy.

“Hiện nay, Na Uy có sản lượng cá hồi nuôi lớn nhất trên thế giới và có thể là nước sử dụng kháng sinh thấp nhất", Tiến sĩ Midtlyng nói.

Xem xét các phép tính số học, ông cho biết thêm.

"Người Na Uy sử dụng khoảng 50 000kg thuốc kháng sinh một năm.

Ở cá hồi, chúng tôi chỉ sử dụng tổng cộng 1 000kg để điều trị bệnh, mặc dù dân số cá hồi nhiều hơn hai lần công dân trong đất nước của chúng tôi".

Là một doanh nhân, người cũng đang lo ngại về sức khỏe và môi trường, nông dân nuôi cá Alf-Goran Knutsen rất hài lòng với những thay đổi trong hơn 3 thập kỷ qua.

"Chúng tôi đã đạt được một sự kết hợp giữa một doanh nghiệp nông nghiệp tốt và sử dụng có trách nhiệm với thuốc kháng sinh", ông nói.


Có thể bạn quan tâm

Giá Hồ Tiêu Giảm 10 Ngàn Đồng/kg Giá Hồ Tiêu Giảm 10 Ngàn Đồng/kg

Nguyên nhân khiến giá hạt tiêu giảm là do đang vào vụ thu hoạch, nguồn cung khá dồi dào, nhiều nhà vườn sau khi thu hoạch đều đồng loạt bán ra để thanh toán các khoản công nợ, như: tiền mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công thợ. Theo các nhà vườn, nếu hạt tiêu nằm mức từ 100 ngàn đồng/kg trở lên, người trồng đã có lời cao.

15/01/2015
Rau Chế Biến Cho Thu Nhập 170 Triệu Đồng/ha/vụ Rau Chế Biến Cho Thu Nhập 170 Triệu Đồng/ha/vụ

Diện tích tập trung ở các xã: Tân Thịnh, An Hà, Tân Hưng, Quang Thịnh, Đào Mỹ, Nghĩa Hưng, Hương Sơn. Các doanh nghiệp gồm: Công ty GOC, Công ty cổ phần Chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương, Công ty Chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

15/01/2015
Phù Cát (Bình Định) Sản Xuất 3.000 Ha Đậu Phụng Vụ Đông Xuân Phù Cát (Bình Định) Sản Xuất 3.000 Ha Đậu Phụng Vụ Đông Xuân

Đậu phụng là một trong những loại cây trồng chính của nông dân Phù Cát (Bình Định), đem lại hiệu quả kinh tế cao, diện tích sản xuất liên tục tăng. Vụ Đông Xuân (ĐX) 2014 - 2015, huyện Phù Cát có kế hoạch sản xuất 3.000 ha đậu phụng, tăng hơn 300 ha so với cùng kỳ năm trước; tập trung đầu tư thâm canh để đạt năng suất bình quân 36,5 tạ/ha.

15/01/2015
Chăm Sóc Lúa Đông Xuân Đảm Bảo “Ăn Chắc” Chăm Sóc Lúa Đông Xuân Đảm Bảo “Ăn Chắc”

Vụ lúa đông xuân 2014 - 2015, nông dân TP Cần Thơ xuống giống hơn 87.000 ha, lúa đang sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh. Tuy nhiên, thời tiết đang trong mùa lạnh, thuận lợi cho một số loại sâu bệnh hại lúa phát triển, do đó lúa đông xuân cần được quan tâm chăm sóc và quản lý dịch hại tốt, nhất là từ nay đến Tết Nguyên đán 2015…

15/01/2015
Những Cánh Đồng Trăm Triệu Ở Phúc Thọ (Hà Nội) Những Cánh Đồng Trăm Triệu Ở Phúc Thọ (Hà Nội)

Lâu nay, bà con nông dân vẫn có tập quán sản xuất theo thời vụ, mùa nào thức ấy. Thế nhưng, với sự hỗ trợ đắc lực của các tiến bộ kỹ thuật, mô hình trồng cây trái vụ đã và đang cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn chính vụ. Điều đó được chứng minh thực tế tại huyện Phúc Thọ.

15/01/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.