Ngăn chặn dịch lợn tai xanh từ Campuchia
Ngày 26/10, Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh có công văn yêu cầu Chi cục thú y phối hợp với các huyện, thành phố trong tỉnh, nhất là các huyện biên giới thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn, phòng chống dịch lợn tai xanh có khả năng sẽ lây lan từ Campuchia sang.
Công văn đề nghị các huyện biên giới chỉ đạo các xã, đơn vị chức năng trong huyện phối hợp với Đồn biên phòng, Hải quan, Công an, Quản lý thị trường, kiểm dịch động vật trên địa bàn, tăng cường kiểm soát chặt việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật qua lại biên giới; thường xuyên tiêu độc sát trùng phương tiện xuất, nhập cảnh; nghiêm cấm nhập lợn với mọi hình thức tại các nơi có xảy ra dịch bệnh ở Campuchia về Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Mấy, Chi cục trưởng Chi cục thú y tỉnh Tây Ninh cho biết, theo thông báo của cơ quan thú y Campuchia, hiện dịch lợn tai xanh đã xảy ra tại 4 tỉnh của nước này là: Siem Reap, Kam pong Cham, Prey Veng và Svay Rieng.
Trong đó, có 3 tỉnh Kam pong Cham, Prey Veng và Svay Rieng giáp ranh với tỉnh Tây Ninh với tỷ lệ lợn bị chết tại các ổ dịch rất cao từ 20-37%.
Có thể bạn quan tâm
Vừa qua, Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (VISSAN) đã tổ chức lễ công bố mới trại chăn nuôi Gò Sao 1 tại thôn Nam Hà, xã Đông Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận đưa trại chăn nuôi Gò Sao 1 - VISSAN chính thức đi vào hoạt động.
Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh trên vật nuôi được kiểm soát nên người chăn nuôi an tâm đầu tư phát triển đàn.
Đến thôn Đồng Xe, xã Quyết Thắng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, nhắc đến chị Nông Thị Viên, sinh năm 1983, mọi người trong thôn đều kể về chị với sự cảm phục - tấm gương giàu nghị lực, vượt khó vươn lên làm giàu từ chăn nuôi.
Trong số đó hầu hết các hộ đã có chuồng tạm nhưng vẫn còn 6.572 hộ (chiếm 11% tổng số hộ chăn nuôi) chưa có chuồng cho gia súc. Như vậy, sẽ có khoảng 60.000 con gia súc chưa được đảm bảo chống rét trong mùa đông năm nay.
Khoảng từ năm 2012, trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) xuất hiện tình trạng người dân đổ xô đi chặt cây, đào rễ xáo tam phân về bán khiến loài cây này đang trong tình trạng cạn kiệt.