Ngăn chặn dịch lợn tai xanh từ Campuchia
Ngày 26/10, Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh có công văn yêu cầu Chi cục thú y phối hợp với các huyện, thành phố trong tỉnh, nhất là các huyện biên giới thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn, phòng chống dịch lợn tai xanh có khả năng sẽ lây lan từ Campuchia sang.
Công văn đề nghị các huyện biên giới chỉ đạo các xã, đơn vị chức năng trong huyện phối hợp với Đồn biên phòng, Hải quan, Công an, Quản lý thị trường, kiểm dịch động vật trên địa bàn, tăng cường kiểm soát chặt việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật qua lại biên giới; thường xuyên tiêu độc sát trùng phương tiện xuất, nhập cảnh; nghiêm cấm nhập lợn với mọi hình thức tại các nơi có xảy ra dịch bệnh ở Campuchia về Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Mấy, Chi cục trưởng Chi cục thú y tỉnh Tây Ninh cho biết, theo thông báo của cơ quan thú y Campuchia, hiện dịch lợn tai xanh đã xảy ra tại 4 tỉnh của nước này là: Siem Reap, Kam pong Cham, Prey Veng và Svay Rieng.
Trong đó, có 3 tỉnh Kam pong Cham, Prey Veng và Svay Rieng giáp ranh với tỉnh Tây Ninh với tỷ lệ lợn bị chết tại các ổ dịch rất cao từ 20-37%.
Related news
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 4 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu (XK) nhuyễn thể 2 mảnh vỏ đạt giá trị 25 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, EU là thị trường nhập khẩu (NK) lớn nhất của nhuyễn thể 2 mảnh vỏ Việt Nam (chiếm tỷ trọng 69%) đạt giá trị 17,6 triệu USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Là nước XK sắn lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Thái Lan, nhưng đến nay ngành sắn Việt Nam vẫn phát triển khá bấp bênh khi có tới hơn 89% lượng sắn chủ yếu XK sang thị trường dễ dãi nhưng thiếu ổn định là Trung Quốc.
Mới đây, UBND tỉnh đã công bố hết hạn hán trong vụ Đông Xuân 2014-2015 trên địa bàn phía Tây và trung tâm của tỉnh.
Kết luận thanh tra về hoạt động SXKD giống, vật tư nông nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh (với gần 90% cơ sở vi phạm) ngay trước vụ sản xuất hè thu đã khiến không ít người lo lắng về tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Tháp vừa nghiệm thu đề tài “Xây dựng quy trình nuôi trồng, nghiên cứu tác dụng dược lý và dạng bào chế thích hợp cho nấm Thái Dương”. Đề tài do Công ty CP XNK Y tế Domesco thực hiện. Với những kết quả nghiên cứu mà đề tài mang lại hứa hẹn mở ra một triển vọng mới cho việc phát triển ngành nấm dược liệu tại Đồng Tháp.