Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bơm Nước Vào Bò Trước Khi Giết Mổ Kiểu Làm Ăn Gian Dối Mới

Bơm Nước Vào Bò Trước Khi Giết Mổ Kiểu Làm Ăn Gian Dối Mới
Ngày đăng: 19/09/2013

Mỗi con bò trước khi giết mổ được chủ cơ sở bơm nước cưỡng bức vào bụng sẽ thu lợi thêm khoảng 2-3 triệu đồng. Đây không chỉ là hành vi gian lận mà nguy hại hơn, chất lượng thịt giảm đáng kể do nước bơm vào đều bị ô nhiễm.

Khoảng 1 giờ sáng ngày 15-9, khi kiểm tra tại cơ sở của bà Nguyễn Thị Nga, trú phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu), nhân viên thú y phát hiện một con bò chừng 150kg đã lăn đùng ra chết. Nhìn con bò bụng căng tròn nằm trên nền đất, mọi người đều cho rằng, bị bơm nước quá nhiều dẫn đến chết bất thường. Con bò này được cơ quan thú y tiêu hủy ngay sau đó.

Trước đó, khuya 29-8, tại cơ sở giết mổ bò của bà Hoàng Thị Minh Huy (phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ), lực lượng thú y bắt quả tang cơ sở đang bơm nước vào bụng một con bò. Trước chứng cứ không thể chối cãi, cơ sở này bị lập biên bản vi phạm hành chính và nộp phạt 3,5 triệu đồng, đồng thời ký cam kết không tái phạm.

Vụ bơm nước vào bụng bò bị bắt quả tang tại cơ sở của bà Hoàng Thị Minh Huy và vụ con bò chết bất thường tại cơ sở của bà Nguyễn Thị Nga nêu trên chỉ là một phần nhỏ của tình trạng làm ăn gian dối, kiếm lợi bất chính trong hoạt động giết mổ bò ở Đà Nẵng.

Ông Lê Văn Chánh, Phó Giám đốc Trung tâm Giết mổ gia súc gia cầm Đà Sơn, cho biết tình trạng bơm nước vào bụng bò diễn ra lâu nay. Lợi dụng thời điểm ban đêm ít người để ý, các cơ sở giết mổ bơm nước vào bụng bò rồi đưa vào giết mổ vào sáng hôm sau. Người ta dùng ống nhựa đút sâu vào họng bò, xả nước vào. Mỗi con bò trước khi đưa vào giết mổ, đều bị bơm vào bụng khoảng 25-30 lít nước.

Tăng cường lực lượng giám sát

Ông Trần Tới, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y thành phố, cho biết mỗi con bò bơm nước như vậy, họ thu lợi thêm khoảng 2-3 triệu đồng. Hành vi này không chỉ gian lận thương mại, mà nguy hại hơn, chất lượng thịt giảm đáng kể do nước họ bơm vào đều bị ô nhiễm. Nước bẩn thấm qua thớ thịt bò, nhiễm vi sinh, rất nguy hiểm khi sử dụng thịt bò tái. Thường thì, thịt bò bị bơm nước có màu nhợt nhạt, độ đàn hồi kém và rất nhanh hỏng. Cứ 1kg, để chừng vài ba tiếng đồng hồ chỉ còn 0,7 đến 0,8kg.

Để ngăn chặn hành vi làm ăn gian dối của các cơ sở giết mổ bò, Chi cục Thú y đã kiên trì mai phục nhiều đêm liền. Vừa qua, tại Trung tâm Chế biến gia súc gia cầm, nơi có 4 hộ giết mổ bò, mỗi đêm giết mổ hơn 60 con, Chi cục tăng cường thêm 2 cán bộ thú y chuyên giám sát hoạt động giết mổ bò. Kiểm tra đầu vào trước giết mổ, phát hiện thấy dấu hiệu bất thường, lập tức đình chỉ giết mổ, chuyển sang ngày hôm sau. Với giải pháp này, hơn chục ngày qua, cơ quan thú y đã đình chỉ giết mổ vài chục con do phát hiện bò có bụng to bất thường. Chi cục đã yêu cầu đơn vị chủ quản cắt hệ thống cấp điện và nước tại khu vực giết mổ bò từ 13 giờ đến 21 giờ hằng ngày, để các chủ lò mổ không còn cơ hội bơm nước vào bụng bò.

Ông Nguyễn Thành Thái, cán bộ thú y, phụ trách tại Trung tâm Chế biến Gia súc gia cầm Đà Sơn, cam kết: Lực lượng thú y đặc biệt chú trọng đến khâu tuyên truyền, phân tích cho các cơ sở giết mổ bò về tác hại của việc làm ăn gian dối này, buộc họ ký cam kết không vi phạm. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, giám sát, nhất là khâu kiểm dịch trước khi giết mổ. Bò nhập vào sau 5 giờ chiều đều phải để lại hôm sau, đề phòng bị bơm nước trên đường vận chuyển. Trước đây, tại khu vực giết mổ bò chỉ 1 nhân viên, nay đã tăng cường thêm 2, liên tục giám sát cả ngày lẫn đêm...


Có thể bạn quan tâm

Cần Có Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Cần Có Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Kinh Tế Trang Trại

Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh bước đầu hình thành một số mô hình kinh tế trang trại (KTTT), góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dần đưa sản xuất nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa, tạo giá trị sản phẩm, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn. Song, phát triển KTTT đang bộc lộ những khó khăn, bất cập, cần có cơ chế chính sách phù hợp...

30/06/2013
Giá Cá Tra Giảm Mạnh, Người Nuôi Lỗ Nặng Giá Cá Tra Giảm Mạnh, Người Nuôi Lỗ Nặng

Chiều 29-6, giá cá tra loại 1 chỉ còn khoảng 18.500 - 19.000 đồng/kg, người nuôi lỗ 3.000 - 3.500 đồng/kg; dù giá cá giảm mạnh nhưng người nuôi vẫn khó bán bởi các nhà máy hạn chế thu mua.

04/07/2013
Hấp Dẫn Trang Trại Cà Phê Chồn Hấp Dẫn Trang Trại Cà Phê Chồn

Sau một thời gian khảo sát tìm hiểu, ông Nguyễn Quốc Minh từ TP.HCM đã quyết định lên Đà Lạt (Lâm Đồng) đầu tư 42 tỷ đồng để xây dựng trang trại trồng cà phê sạch - nuôi chồn và sản xuất chế biến cà phê chồn.

04/07/2013
Dịch Bệnh Lan Rộng Ở Các Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản Dịch Bệnh Lan Rộng Ở Các Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản

Kết quả xét nghiệm mẫu nước tại 12 địa điểm nuôi thủy sản tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên của Trung tâm Giống và Kỹ thuật Thủy sản Phú Yên cho thấy dịch bệnh trên tôm hùm và cá mú vẫn tiếp tục xảy ra tại hai xã Xuân Thịnh và Xuân Phương thuộc thị xã Sông Cầu.

04/07/2013
Hiệu Quả Mô Hình Ương Nuôi Cá Chép Trong Ao Hiệu Quả Mô Hình Ương Nuôi Cá Chép Trong Ao

Trên địa bàn thị xã Tam Điệp (Ninh Bình), diện tích nuôi trồng thuỷ sản đang được mở rộng, tuy nhiên các hộ nuôi nơi đây chủ yếu vẫn trông chờ vào nguồn cá giống do thương lái đưa về, vận chuyển xa nên chất lượng cá không đảm bảo, tỷ lệ sống thấp, cá nuôi chậm lớn, hay bị bệnh, năng suất không cao.

04/07/2013