Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Ngâm Ủ Lúa Giống Vụ Mùa

Ngâm Ủ Lúa Giống Vụ Mùa
Ngày đăng: 30/08/2013

Nông dân miền Bắc đang chuẩn bị ngâm ủ hạt lúa giống để gieo cấy vụ mùa. Tuy nhiên, thời tiết vẫn tiếp tục nắng nóng và có thể còn diễn biến rất phức tạp trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của lúa.

Để hạt giống có sức khỏe ngay từ ngày đầu nứt nanh và nẩy mầm, tăng cường khả năng chống chịu sau này là cực kỳ quan trọng. Chúng tôi xin chia sẻ kỹ thuật để mọi người cùng tham khảo và áp dụng.

1. Thời gian ngâm và thay nước (cần đọc kỹ trên bao bì của từng loại giống để biết mùa vụ SX)

- Đối với lúa thuần ngâm 24 - 30h, 12 - 15h phải thay nước cho sạch chua (với hạt cách vụ). Ngâm 40 - 48h, trong đó cứ 10 - 16h phải thay nước một lần cho sạch chua (đối với hạt liền vụ).

- Đối với các giống lúa lai (Syn6, TH 6, TH3-3, Bio 404, N.ưu 69, N.ưu 89, B-TE1, Bắc ưu 903KBL...) ngâm nước từ 12 - 16h, cứ 3 - 4h phải thay nước một lần cho sạch chua (đối với hạt liền vụ). Ngâm 6 - 8h, 3 - 4h phải thay nước cho sạch chua (đối với hạt cách vụ).

2. Ủ thúc mầm, điều tiết rễ mầm và thân mầm

- Ủ thúc mầm: Lượng hạt giống được đãi sạch và chuyển sang các vật dụng bằng tre như thúng, rành, rá hoặc bằng bao rứa mỏng không tráng nilon. Nên đậy nhẹ bằng lá chuối tươi (nếu ủ bằng thúng, rành, rá), chỉ gập nhẹ đầu bao (nếu ủ bằng bao dứa).

Thời gian ủ thúc mầm thường từ 24 - 30h (với hạt lúa thuần) và 12 - 16h (với hạt lúa lai). Kết quả hạt giống sẽ nứt nanh theo tỷ lệ quy định.

- Điều tiết rễ mầm và thân mầm: Cần đổ tải hạt giống ra ngoài cho hạ nhiệt từ từ trước khi tiếp tục cho uống nước ở dưới ao hay bể to. Nên kết hợp thay phiên giữa ngâm uống nước và để trên cạn chỗ râm mát với thời gian như nhau (12h với lúa thuần và 6h với lúa lai) bằng chính các vật dụng trên.

Sau 30 - 36h (với lúa thuần) và 18 - 24h (với lúa lai) sẽ cho mẻ mống mạ có rễ mầm và thân mầm bằng 1/3 - 1/2 chiều dài hạt thóc.


Có thể bạn quan tâm

Phòng Trừ Các Loại Bệnh Gây Lép Hạt Lúa Phòng Trừ Các Loại Bệnh Gây Lép Hạt Lúa

Xịt thuốc chống các loại vi khuẩn gây lép hạt trên lúa! Lép hạt lúa là nỗi lo của nhà nông trong mỗi mùa vụ, vì các tác nhân gây bệnh thường tấn công vào giai đoạn cuối, gây hiện tượng lép hạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Nhận dạng và phòng trị kịp thời sẽ quyết định thu nhập của nhà nông. Nhận dạng đối tượng gây hại

29/10/2013
Phòng Và Trị Bệnh Cháy Bìa Lá Lúa Phòng Và Trị Bệnh Cháy Bìa Lá Lúa

Bón phân cân đối giữa các loại phân đạm, lân và kali, không nên bón thừa đạm làm cây lúa yếu dễ nhiễm bệnh và đổ ngã. Chú ý bón đủ phân kali cho cây lúa cứng cáp. Khi có triệu chứng bệnh phát triển thì ngưng ngay việc bón đạm và các loại phân qua lá.

04/12/2013
Một Số Phương Pháp Gieo Mạ Xuân Muộn Một Số Phương Pháp Gieo Mạ Xuân Muộn

Vụ lúa xuân muộn ở các tỉnh phía Bắc gặp thường rét khi gieo mạ, phương pháp gieo mạ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng mạ cuối vụ. Xin giới thiệu một số phương pháp gieo mạ đảm bảo chất lượng mạ tốt.

30/04/2014
Cách Phát Hiện Nguyên Nhân Gây Bệnh Thối Thân Cây Lúa Cách Phát Hiện Nguyên Nhân Gây Bệnh Thối Thân Cây Lúa

Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Bình Định đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh thối thân ở cây lúa. Từ kết quả thu thập được, Chi cục cũng đã đưa ra các biện pháp phòng ngừa.

30/04/2014
Rút Ngắn Thời Gian Canh Tác Lúa Rút Ngắn Thời Gian Canh Tác Lúa

Anh Mai Thanh Thuộc ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ), thành viên TTF của Cty Tân Thành cho biết, do ruộng của anh canh tác vào thời điểm chính vụ nên khi thu hoạch vào đầu mùa mưa, cuối tháng 6/2014. Đầu vụ trục trặc nhân công trong khâu làm đất, lúa của anh sạ sau các ruộng bên cạnh từ 4 - 5 ngày.

10/08/2014