Home / Cây lương thực / Trồng lúa

Ngâm Ủ Lúa Giống Vụ Mùa

Ngâm Ủ Lúa Giống Vụ Mùa
Publish date: Friday. August 30th, 2013

Nông dân miền Bắc đang chuẩn bị ngâm ủ hạt lúa giống để gieo cấy vụ mùa. Tuy nhiên, thời tiết vẫn tiếp tục nắng nóng và có thể còn diễn biến rất phức tạp trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của lúa.

Để hạt giống có sức khỏe ngay từ ngày đầu nứt nanh và nẩy mầm, tăng cường khả năng chống chịu sau này là cực kỳ quan trọng. Chúng tôi xin chia sẻ kỹ thuật để mọi người cùng tham khảo và áp dụng.

1. Thời gian ngâm và thay nước (cần đọc kỹ trên bao bì của từng loại giống để biết mùa vụ SX)

- Đối với lúa thuần ngâm 24 - 30h, 12 - 15h phải thay nước cho sạch chua (với hạt cách vụ). Ngâm 40 - 48h, trong đó cứ 10 - 16h phải thay nước một lần cho sạch chua (đối với hạt liền vụ).

- Đối với các giống lúa lai (Syn6, TH 6, TH3-3, Bio 404, N.ưu 69, N.ưu 89, B-TE1, Bắc ưu 903KBL...) ngâm nước từ 12 - 16h, cứ 3 - 4h phải thay nước một lần cho sạch chua (đối với hạt liền vụ). Ngâm 6 - 8h, 3 - 4h phải thay nước cho sạch chua (đối với hạt cách vụ).

2. Ủ thúc mầm, điều tiết rễ mầm và thân mầm

- Ủ thúc mầm: Lượng hạt giống được đãi sạch và chuyển sang các vật dụng bằng tre như thúng, rành, rá hoặc bằng bao rứa mỏng không tráng nilon. Nên đậy nhẹ bằng lá chuối tươi (nếu ủ bằng thúng, rành, rá), chỉ gập nhẹ đầu bao (nếu ủ bằng bao dứa).

Thời gian ủ thúc mầm thường từ 24 - 30h (với hạt lúa thuần) và 12 - 16h (với hạt lúa lai). Kết quả hạt giống sẽ nứt nanh theo tỷ lệ quy định.

- Điều tiết rễ mầm và thân mầm: Cần đổ tải hạt giống ra ngoài cho hạ nhiệt từ từ trước khi tiếp tục cho uống nước ở dưới ao hay bể to. Nên kết hợp thay phiên giữa ngâm uống nước và để trên cạn chỗ râm mát với thời gian như nhau (12h với lúa thuần và 6h với lúa lai) bằng chính các vật dụng trên.

Sau 30 - 36h (với lúa thuần) và 18 - 24h (với lúa lai) sẽ cho mẻ mống mạ có rễ mầm và thân mầm bằng 1/3 - 1/2 chiều dài hạt thóc.


Related news

Phòng Trừ Bệnh Lem Lép Hạt Lúa Phòng Trừ Bệnh Lem Lép Hạt Lúa

Bệnh lem lép hạt làm biến màu vỏ hạt lúa, có thể gây hại trên vỏ trấu hoặc bệnh trong hạt. Trên vỏ hạt, triệu chứng thay đổi tùy loài vi sinh vật gây hại và tùy mức độ nhiễm bệnh. Triệu chứng bệnh là những vết nhỏ màu nâu đen, hoặc là những mãng nâu bao phủ cả vỏ hạt

Tuesday. July 12th, 2011
Sâu Cuốn Lá Nhỏ Sâu Cuốn Lá Nhỏ

Trứng hình bầu dục, có vân mạng lưới rất nhỏ, đẻ cả ở mặt trên và mặt dưới lá (nhưng chủ yếu ở mặt trên lá). Trứng mới đẻ màu hơi đục, khi gần nở chuyển màu ngà vàng

Wednesday. July 20th, 2011
Bọ Xít Dài Hại Lúa Bọ Xít Dài Hại Lúa

Bọ xít dài trưởng thành khi hút dịch ở bông lúa non nếu bị khua động thì rơi ngày xuống và lẩn trốn ngay lập tức. Bọ xít có tính hướng yếu đối với ánh sáng, thường bay vào đèn những đêm có mưa gió, con đực vào bẫy, bả nhiều hơn con cái

Tuesday. July 26th, 2011
Sâu Đục Thân Bướm Hai Chấm Sâu Đục Thân Bướm Hai Chấm

Trứng hình đẻ thành ổ hình bầu dục, trên mặt phủ lớp lông màu vàng nhạt, ở giữa nhô lên. Mới đẻ trứng có màu trắng, sau chuyển ngà vàng, sắp nở màu đen. Sâu non đẫy sức màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng. Chân bụng ít phát triển, móc bàn chân bụng có 28 cái xếp thành hình elip

Tuesday. July 19th, 2011
Bệnh Lem Lép Hạt Lúa Bệnh Lem Lép Hạt Lúa

Trên vỏ trấu của hạt lúa có những vết lốm đốm mầu nâu, nâu đen… làm cho hạt lúa bị lửng hoặc lép hoàn toàn. Bệnh xuất hiện và gây hại khá phổ biến ở tất cả các vùng trồng lúa của nước ta. Đặc biệt là ở những vụ lúa được gieo trồng và có thời gian trỗ chín rơi vào mùa mưa như vụ hè thu, thu đông, vụ mùa…

Tuesday. July 12th, 2011