Ngã Ngửa Với... Giống Tiêu Amazon
Nhiều nông dân tỉnh Đăk Nông đổ xô tìm tới các vườn ươm để đặt giống cây tiêu Amazon về trồng. Tuy nhiên đây lại là giống cây mới, chưa qua khảo nghiệm nghiên cứu, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Theo tìm hiểu của PV, hiện ở Đăk Nông xuất hiện nhiều vườn ươm, cơ sở bán giống tiêu ghép Amazon. Đây là một loại tiêu ghép được ghép từ gốc ghép là cây dây leo rừng Amazon với các giống tiêu địa phương.
Cây dây leo rừng Amazon được sử dụng làm gốc ghép có tên khoa học là Piper Colubrinum link, xuất xứ từ Nam Mỹ, được nhập từ Campuchia, Thái Lan về để ghép, chúng có hình thái khá giống cây trầu nên thường được bà con gọi nôm na là cây trầu Nam Mỹ.
Khi đưa vào Việt Nam, các cơ sở SX ươm giống đã dùng cây này làm gốc để ghép các giống tiêu truyền thống cho ra các giống tiêu mới. Theo các thông tin đánh giá ban đầu từ những chủ cơ sở vườn ươm thì giống tiêu này có bộ rễ rất khỏe, khả năng chống chịu sâu bệnh cao và đặc biệt là không bị úng nước nên được người dân ưa chuộng và ồ ạt tìm mua để về trồng.
Tuy nhiên, qua kiểm tra đánh giá, giống tiêu ghép Amazon này chưa có kết quả nghiên cứu đánh giá của các ngành chuyên môn và nhà khoa học cũng như chưa được tổng kết, đánh giá qua mô hình trồng thực tế để chứng minh về năng suất, chất lượng.
Ông Nguyễn Văn Chương, Trưởng phòng Trồng trọt, Chi cục BVTV Đăk Nông cho biết: "Trước thông tin nhiều người dân đổ xô tìm tới các vườn ươm để đặt giống tiêu Amazon về trồng, Chi cục đã phối hợp với phòng kỹ thuật nghiệp vụ thuộc Sở NN-PTNT đã xuống tận Đồng Nai, nơi được coi là cái nôi SX giống để kiểm tra.
Ngã ngửa với... giống tiêu Amazon (1)
Để hạn chế thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra cho nông dân, Sở NN-PTNT Đắk Nông đã có các văn bản khuyến cáo, chỉ đạo Phòng NN-PTNT các huyện, thị xã trong tỉnh đẩy mạnh việc tuyên truyền không ồ ạt trồng giống tiêu Amazon, đồng thời tăng cường công tác quản lý việc SXKD giống trên địa bàn.
Về phía người nông dân cũng cần thận trọng trong việc tìm hiểu các giống cây trồng mới để đưa vào SX, nhằm tránh những thiệt hại không đáng có sau này.
Qua khảo sát tại các vườn ươm ở Đồng Nai, đoàn nhận thấy việc nhân giống tiêu Amazon chủ yếu là do các vườn ươm dựa trên các đặc tính tốt của cây trầu Nam Mỹ, sau đó tự ý ghép chung với giống tiêu Việt Nam chứ chưa qua quá trình nghiên cứu, đánh giá nào.
Hiện tại vẫn chưa có bất cứ chứng nhận về chất lượng nào đối với giống tiêu Amazon mà nông dân đang tìm mua về trồng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua".
Mặt khác, sau một thời gian theo dõi thực tế 5 ha tiêu Amazon đang được trồng khảo nghiệm trên địa bàn huyện Krông Nô, thị xã Gia Nghĩa, ông Phạm Hùng Vỹ, Phó phòng Kỹ thuật nghiệp vụ, Sở NN-PTNT Đăk Nông cho biết, giống tiêu Amazon được người dân tìm về trồng tại địa phương bộc lộ rất nhiều hạn chế, không giống như lời đồn thổi, quảng cáo từ các nhà vườn ươm giống.
Giống tiêu này có khả năng chịu hạn rất kém, không phù hợp với điều kiện khí hậu cũng như thổ nhưỡng của địa phương Đăk Nông cũng như khu vực Tây Nguyên.
"Các hộ dân ở thị xã Gia Nghĩa trồng giống tiêu này đa phần bị chết dây, vàng lá cả vườn tiêu, không thể cứu được nên thiệt hại không hề nhỏ. Bên cạnh đó giống tiêu Amazon ra hoa thường không đồng loạt dẫn đến thời gian thu hoạch kéo dài, do đó chi phí thu hoạch tăng hơn các giống tiêu khác.
Đến thời điểm này vẫn chưa có một biện pháp nào để có thể giúp cây tiêu Amazon cho ra hoa, kết trái đồng loạt”, ông Vỹ nói.
Related news
Lâu nay, bà con nông dân vẫn có tập quán sản xuất theo thời vụ, mùa nào thức ấy. Thế nhưng, với sự hỗ trợ đắc lực của các tiến bộ kỹ thuật, mô hình trồng cây trái vụ đã và đang cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn chính vụ. Điều đó được chứng minh thực tế tại huyện Phúc Thọ.
Năm 2014, dự án được triển khai thực hiện ở xã Long An và Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành), xã Long Hòa (thị xã Gò Công) và xã Bình Nghị, Tân Đông (huyện Gò Công Đông) với quy mô 55ha/3 huyện/188 hộ tham gia. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, một phần vật tư chính và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật trong suốt vụ sản xuất, tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình.
Nhìn thấy bà con lối xóm cùng trồng cà phê như mình nhưng năng suất cao, ông đã tự tìm tòi học hỏi từ sách, báo, bạn bè, bà con lối xóm, tìm hiểu vì sao cây cà phê ở vườn nhà không cho năng suất như những nơi khác. Sau đó, ông tham gia các hội thảo đầu bờ, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ. Từ đó, ông hiểu rằng trồng cây cà phê đòi hỏi phải đúng quy trình thì cây mới phát triển tốt được.
Năm 1990, khi còn là một cán bộ y tế xã với đồng lương eo hẹp, ông thường nghe cha mình nhắc về loài cây quý cho thớ gỗ mịn, bền chắc, được dùng làm cái rìu, cây cung… nhưng gần như “tuyệt chủng” trên những cánh rừng Ba Tơ. Với mong muốn khôi phục lại loài cây này trên mảnh đất quê hương, ngoài giờ làm, ông tranh thủ đi rừng hái cây mây nước bán, dành dụm tiền mua cây giống về trồng. “Hồi đó ông anh ở thôn Làng Trui vào tít rừng sâu bên Kon Tum nhổ về bán cho mình với giá 2000 đồng/cây. Mình bỏ gom góp tiền mua một trăm cây về trồng”, ông Nấu nhớ lại.
Tham gia mô hình, nông dân được công ty hỗ trợ hoàn toàn giống lúa nguyên chủng, được hỗ trợ kỹ thuật và công vận chuyển khi thu hoạch về nhà máy. Với năng suất trung bình khoảng 350 - 400 kg/công, sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân lời 4,5 - 5 triệu đồng. Hiện nay, Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam đang tiếp túc mở rộng diện tích của mô hình lúa lai ở xã Long Trị A với diện tích khoảng 50ha trong vụ Đông xuân tiếp theo.