Nga Dỡ Bỏ Lệnh Tạm Đình Chỉ Nhập Khẩu Thủy Sản Của Việt Nam

Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) mới đây cũng thông báo dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản vào thị trường Nga và Liên minh Hải quan (TS) với 7 DN chế biến thủy sản của Việt Nam.
Thông báo trên được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký lệnh cấm nhập khẩu trong vòng một năm các sản phẩm nông sản và thực phẩm của những nước đã trừng phạt hoặc ủng hộ lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Moskva, ông Phạm Quang Niệm, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, đánh giá đây là cơ hội tốt với các doanh nghiệp Việt Nam muốn tiến vào thị trường rộng lớn của Nga, đặc biệt trong bối cảnh mối quan hệ Nga-Việt Nam liên tục phát triển tốt đẹp.
Ông nhấn mạnh Việt Nam có thế mạnh về các mặt hàng nông sản và thực phẩm, trong khi Mỹ Latinh lại không có lợi thế hơn ta về khoảng cách.
Ông Phạm Quang Niệm khuyến cáo các doanh nghiệp không nên bị động ngồi chờ mà cần chủ động tiến vào thị trường Nga.
Ông cũng cho rằng các bộ ngành nên hỗ trợ các doanh nghiệp, như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần nhanh chóng thỏa thuận với Nga về vấn đề an toàn thực phẩm, an toàn bệnh dịch đối với sản phẩm nguồn gốc động vật xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga.
Có thể bạn quan tâm

Sau bao năm vất vả, giờ đây thành công đã nở nụ cười với ông - đó là câu chuyện vượt khó làm giàu của cựu chiến binh (CCB) Lò Văn Ít ở bản Na Hát, xã Mường Luân (huyện Điện Biên Đông), người đang sở hữu một “cơ ngơi” khiến nhiều người trong bản phải ngưỡng mộ với mô hình VAC mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

Bà Phạm Thị Thu Hương – Phó Giám đốc chi nhánh Vietinbank Quảng Ngãi cho biết: “Mục tiêu của ngân hàng là mở rộng đối tượng cho vay, thu hút nhiều khách hàng. Bên cạnh giảm lãi suất cho vay, thủ tục nhanh gọn, ngân hàng còn thực hiện cơ chế tín dụng, tạo điều kiện để khách hàng đáo hạn vốn vay dễ dàng.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, nhiều năm nay, xã Yên Trung, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã quy hoạch và đưa nhiều giống cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Hiện xã có 412 ha đạt giá trị 120 triệu đồng/ha/năm, trong đó có 260 ha cánh đồng năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, 30 ha dưa chuột, hơn 10 ha ớt xuất khẩu...

Ông Đào Anh Thư, 58 tuổi, một người dân đã có nhiều năm trồng cà phê ở huyện Đác Hà cho biết, đây là những cơn mưa trái mùa, thường niên khi bước vào tháng 12 ở Tây Nguyên rất hiếm khi xảy ra mưa vì thời tiết đã chuyển hẵn sang mùa khô. Mưa trái mùa làm cho không khí dịu xuống, thời tiết mát mẻ. Nhưng đối với những người dân trồng cà phê thì đây là những trận mưa không như mong muốn.

Dù ủng hộ chính sách hỗ trợ cho ngư dân chuyển dần sang đóng tàu vỏ sắt, nhưng nhiều ngư dân và chuyên gia cho rằng cần tránh chạy theo phong trào đóng tàu vỏ sắt, bởi tàu gỗ công suất lớn vẫn mang lại hiệu quả cao tùy theo mô hình, phương thức đánh bắt...