Nga Dỡ Bỏ Lệnh Tạm Đình Chỉ Nhập Khẩu Thủy Sản Của Việt Nam

Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) mới đây cũng thông báo dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản vào thị trường Nga và Liên minh Hải quan (TS) với 7 DN chế biến thủy sản của Việt Nam.
Thông báo trên được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký lệnh cấm nhập khẩu trong vòng một năm các sản phẩm nông sản và thực phẩm của những nước đã trừng phạt hoặc ủng hộ lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Moskva, ông Phạm Quang Niệm, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, đánh giá đây là cơ hội tốt với các doanh nghiệp Việt Nam muốn tiến vào thị trường rộng lớn của Nga, đặc biệt trong bối cảnh mối quan hệ Nga-Việt Nam liên tục phát triển tốt đẹp.
Ông nhấn mạnh Việt Nam có thế mạnh về các mặt hàng nông sản và thực phẩm, trong khi Mỹ Latinh lại không có lợi thế hơn ta về khoảng cách.
Ông Phạm Quang Niệm khuyến cáo các doanh nghiệp không nên bị động ngồi chờ mà cần chủ động tiến vào thị trường Nga.
Ông cũng cho rằng các bộ ngành nên hỗ trợ các doanh nghiệp, như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần nhanh chóng thỏa thuận với Nga về vấn đề an toàn thực phẩm, an toàn bệnh dịch đối với sản phẩm nguồn gốc động vật xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga.
Related news

Sản lượng thủy sản nuôi trong tháng 10/2013 ước đạt 10,1 nghìn tấn, tăng 33,75% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó cá đạt 4,6 nghìn tấn, giảm 19,55%; tôm đạt 4,4 nghìn tấn, gấp 3 lần. Tính chung mười tháng năm 2013, sản lượng thủy sản nuôi ước tính đạt 76,2 nghìn tấn, tăng 17,81% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 48,4 nghìn tấn, tăng 2,65%; tôm đạt 19,4 nghìn tấn, tăng 85,78%.

Ba người đàn ông cùng quyết định “cột bè vào với nhau mà làm ăn”. Vậy mà đã 5 năm trôi qua, công việc lúc được lúc thua và dù cái máy xay, cái máy phát điện đều dùng chung, nhưng chưa bao giờ họ làm mất lòng nhau. Đó cũng là cái cách mà nhiều nhà lồng bè trên sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chọn để cùng nương tựa vào nhau mà mưu sinh.

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của Hà Tĩnh phát triển với tốc độ khá nhanh. Đặc biệt chăn nuôi trâu, bò thịt đang được quan tâm và được xác định là một trong những chương trình phát triển trọng điểm của ngành nông nghiệp. Mặc dầu chăn nuôi trâu là một nghề vốn đã có từ lâu trong đời sống nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, nhưng vẫn còn mang tính phân tán, nhỏ lẻ, người nuôi chưa chú trọng nhiều đến việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, nên hiệu quả mang lại từ nghề chăn nuôi trâu còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương tỉnh nhà.

Với mong muốn giúp người thụ hưởng Chương trình 30a nhanh chóng thoát nghèo, các huyện nghèo trong tỉnh Quảng Ngãi đã chọn con giống lai có lợi thế về năng suất, sản lượng để hỗ trợ. Thế nhưng, hiệu quả mang lại là không cao.

Chúng tôi có mặt tại vườn mướp hương của gia đình anh Trần Đình Đạo (thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) chứng kiến những trái mướp dài treo tua tủa trên giàn đang chuẩn bị thu hoạch.