Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nét mới trong sản xuất vụ mùa 2015

Nét mới trong sản xuất vụ mùa 2015
Ngày đăng: 01/08/2015

Theo anh, việc gieo cấy lúa mùa sớm luôn cho năng suất cao hơn 10-15% so với trà lúa mùa trung. Không những thế do thu hoạch sớm, tránh được sâu bệnh cuối vụ, không phải phun trừ rầy nâu, sâu đục thân và không chịu áp lực mưa úng cuối vụ nên hiệu quả luôn đạt cao nhất, đồng thời tạo điều kiện để trồng các cây vụ đông cho hiệu quả kinh tế cao như bí xanh, cà chua, dưa chuột; hay trồng rau xanh sớm bán đúng thời điểm khan hàng, được giá và có thể luân canh nhiều lứa trong vụ đông.

Những ngày qua, các địa phương huy động mọi lực lượng, phương tiện xuống đồng làm đất, khẩn trương gieo, cấy lúa mùa. Đến nay, toàn bộ 78.210ha diện tích đã được phủ kín một màu xanh của lúa. Nhiều huyện hoàn thành gieo cấy lúa mùa sớm như Nghĩa Hưng, Vụ Bản, Trực Ninh, Xuân Trường... Phương thức gieo sạ đã khẳng định được hiệu quả khi giảm được lượng thóc giống, giảm công lao động, tăng năng suất so với phương thức cấy truyền thống tiếp tục được mở rộng, đạt gần 13 nghìn ha. Các huyện tích cực thực hiện phương thức gieo sạ là Ý Yên 4.200ha, Vụ Bản 3.000ha, Nam Trực 2.240ha, Hải Hậu 1.040ha…

Năm nay, tỉnh đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất, rút ngắn thời gian khâu làm đất, khâu thu hoạch nên thời gian chuyển vụ giữa vụ xuân và vụ mùa dài hơn những năm gần đây, do vậy việc tổ chức sản xuất vụ mùa đảm bảo tiến độ và khung thời vụ tốt nhất. Nhiều tiến bộ kỹ thuật về giống, nhiều mô hình và cách làm hay, hiệu quả đã được khẳng định trong thực tiễn sản xuất những năm qua được áp dụng và nhân rộng trong vụ mùa. Bước vào vụ sản xuất, Sở NN và PTNT tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu giống và thời vụ thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các huyện, thành phố chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất các nhiệm vụ sản xuất vụ mùa gắn với vụ đông theo các nội dung Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; phân công cán bộ cấp ủy và cán bộ chuyên môn tăng cường thường xuyên xuống các xã, thị trấn kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn sản xuất. Nhiều huyện có chính sách hỗ trợ nông dân xây dựng cánh đồng mẫu lớn và phát triển cơ giới hóa, sản xuất vụ đông… Các xã, thị trấn chủ động khắc phục khó khăn, bám sát chỉ đạo của tỉnh, huyện tích cực vận động nông dân tổ chức thực hiện tốt sản xuất, nhất là việc đảm bảo cơ cấu giống, thời vụ. Các hộ nông dân đã sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn dưới 120 ngày trong vụ mùa; có năng suất, chất lượng khá, ít nhiễm bệnh bạc lá, chịu úng, chống đổ khá đưa vào sản xuất.

Diện tích lúa thuần đạt 72.655ha, tập trung vào các giống Nam Định 5, BC15, Hương biển 3, Nếp 87, Nếp 97…; trong đó BT7 kháng bạc lá đạt 13.300ha. Có trên 5.500ha diện tích các chân ruộng trũng, ruộng nhiễm chua, phèn, mặn cấy lúa lai, chủ yếu là các giống N.ưu 69, CT16, TX111, TH3-3, Bắc ưu 903 kháng bạc lá… Vụ mùa năm nay, các địa phương đã mở rộng tối đa diện tích trà mùa sớm và mùa trung ở các chân ruộng vàn, vàn cao, tạo điều kiện phát triển sản xuất vụ đông; đồng thời chọn những vùng có diện tích lúa xuân thu hoạch trước ngày 20-6 và chủ động tưới tiêu để bố trí sản xuất mùa sớm theo phương thức cấy hoặc sạ. Cơ cấu mùa vụ là mùa sớm và mùa trung chiếm 93% tổng diện tích gieo cấy, diện tích cấy lúa đặc sản (Tám Xoan, Nếp Bắc, Nếp Cái hoa vàng, Dự…) chiếm 7%.

Nét mới trong sản xuất vụ mùa năm nay là Sở NN và PTNT đã kết nối các doanh nghiệp và phối hợp xây dựng một số mô hình liên kết chuỗi giá trị phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Điển hình là các mô hình liên kết sản xuất lúa chất lượng cao giữa Cty CP Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình với Cty TNHH Cơ khí Đình Mộc và HTX cựu chiến binh Vạn Xuân Trường. Tổng quy mô của 2 mô hình khoảng 50ha. Đồng chí Triệu Ngọc Sơn, Chủ tịch HĐQT HTX Vạn Xuân Trường, xã Hiển Khánh (Vụ Bản) cho biết: Vụ mùa năm nay, HTX ký hợp đồng liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm giống lúa Nhật PC26 với Cty CP Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình. Cty ứng trước giống và thu mua lúa với giá cao tương đương với lúa BT7 tại thời điểm thu mua, đồng thời bảo lãnh năng suất cho các hộ xã viên tham gia mô hình.

Nếu năng suất lúa PC26 không đạt được 170kg/sào (bằng mức năng suất cao nhất của lúa BT7 tại đồng đất địa phương) thì Cty sẽ bù cho tới mức năng suất bằng 170kg/sào. Bên cạnh đó, Cty còn hỗ trợ 200 đồng/kg sản phẩm cho HTX tổ chức, điều hành sản xuất và thu mua sản phẩm. Nếu mô hình vụ này thành công thì những vụ tiếp theo HTX sẽ mở rộng quy mô ra 20-30ha. Những mô hình trên là tiền đề để tỉnh phát triển nhanh các hình thức hợp tác, liên kết và các mô hình sản xuất “cánh đồng mẫu lớn”, “cánh đồng liên kết chuỗi giá trị”; từng bước phát triển các mô hình sản xuất nông sản sạch, an toàn để nâng cao giá trị gia tăng của nông sản, hàng hóa… Để chủ động ứng phó với thời tiết diễn biến bất thường, khó dự báo; bảo vệ an toàn cho lúa mùa, Sở NN và PTNT đề nghị các huyện, thành phố và các Cty TNHH một thành viên KTCTTL thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc, bảo vệ cây trồng.

Đảm bảo duy trì mực nước nông thường xuyên cho ruộng lúa từ sau cấy đến khi kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu; khoanh vùng, điều tiết nước hợp lý cho từng vùng. Chủ động các phương án tiêu úng cho các vùng thấp - trũng. Các huyện, thành phố chỉ đạo rà soát, thống kê diện tích gieo cấy giống lúa BT7, diện tích đất canh tác bị bỏ hoang trên địa bàn của từng xã, thị trấn. Phân công cán bộ kỹ thuật tăng cường xuống các xã, thị trấn để hướng dẫn các hộ nông dân thực hiện nghiêm túc quy trình thâm canh; thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh, tổ chức phòng trừ kịp thời. Tăng cường kiểm tra thị trường cung ứng phân bón, thuốc BVTV và các loại vật tư nông nghiệp khác, phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Trước diễn biến khó khăn về thời tiết, giá xăng dầu và vật tư nông nghiệp tăng cao, thị trường và giá nông sản không ổn định ảnh hưởng tới khả năng đầu tư của các hộ nông dân và hiệu quả sản xuất… song sản xuất vụ mùa vẫn đang được ngành Nông nghiệp và các địa phương tập trung chỉ đạo với nhiều giải pháp nhằm bảo đảm an toàn nhất và đạt hiệu quả cao nhất, tạo thuận lợi để mở rộng diện tích sản xuất cây vụ đông hàng hóa, tiến tới thâm canh 3 vụ/năm, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân và phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững


Có thể bạn quan tâm

Sản Lượng Cá Tra Của Hầu Hết Các Tỉnh Đều Giảm Sản Lượng Cá Tra Của Hầu Hết Các Tỉnh Đều Giảm

Trong tháng 8, các tỉnh phía Bắc, Nam Trung bộ và Nam Bộ sản lượng đánh bắt tăng khá và được mùa do thời tiết biển tương đối thuận lợi, nhiều tàu thuyền bám biển dài ngày, các loài đánh bắt chủ yếu là nhuyễn thể, cá thu, cá nục, cá hồng, cá cơm….

04/09/2014
Trồng Rau Bò Khai Cho Thu Nhập Cao Trồng Rau Bò Khai Cho Thu Nhập Cao

Hiện nay, bà con dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn đang trồng và nhân rộng giống rau bò khai trong các vườn rừng. Ðây là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống của người dân.

26/08/2014
Trà Vinh Thu Hoạch Gần 30.000 Tấn Tôm Trà Vinh Thu Hoạch Gần 30.000 Tấn Tôm

Theo Sở NNPTNT tỉnh Trà Vinh, đến cuối tháng 8/2014, các hộ nuôi tôm ở vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành đã thu hoạch được gần 30.000 tấn tôm thương phẩm, đạt 109% kế hoạch năm, tăng hơn 6.000 tấn so với cả vụ nuôi năm 2013.

04/09/2014
Kiểm Tra Chất Lượng Phân Hữu Cơ Trên Thị Trường Kiểm Tra Chất Lượng Phân Hữu Cơ Trên Thị Trường

Trước mắt, TT KKN phối hợp với thanh tra 3 Sở NN-PTNT: Long An, Tiền Giang và Vĩnh Long trực tiếp kiểm tra các đại lý buôn bán phân bón hữu cơ (vi sinh, sinh học, khoáng), phân hữu cơ khoáng, phân bón lá, sau đó lấy mẫu đem về trung tâm phân tích chất lượng cũng như giám sát tại chỗ nội dung bao bì quảng cáo.

26/08/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Trong Lồng Trên Sông Tam Kỳ Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Trong Lồng Trên Sông Tam Kỳ

Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Quảng Nam phối hợp với trung tâm Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao Kỹ thuật Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thành phố Tam Kỳ triển khai thí điểm mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng trên sông Tam Kỳ.

04/09/2014