Nét Mới Sản Xuất Vụ Đông Ở Cẩm Khê
Tính đến đầu tháng 11, tiến độ sản xuất vụ đông trên địa bàn huyện Cẩm Khê vẫn được đẩy nhanh tốc độ. Cùng với chăm sóc các loại rau màu đã trồng, tiếp tục mở rộng diện tích rau, đậu, đỗ trong khung lịch cho phép, công tác phòng trừ sâu bệnh, đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn vật nuôi đợt II/2014 được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc.
Diện tích ngô đông đã trồng là 906,8ha đạt 100,8% kế hoạch và tăng 20,1% so với cùng kỳ. Riêng ngô trên đất màu đạt 369,1/200ha kế hoạch, tăng 73,9% so với cùng kỳ. Khoai lang đạt 95,5% kế hoạch, tăng 2,1% so với cùng kỳ. Bí đỏ đã trồng 269,9ha/ 240ha kế hoạch đạt 112% kế hoạch, tăng 9% so với cùng kỳ. Diện tích giảm là ngô trên đất 2 lúa, giảm 1% so với cùng kỳ. Lạc giảm 49,1% so cùng kỳ.
Một số cây trồng vụ đông mới được đưa vào có triển vọng là ớt xuất khẩu được huyện liên kết với Công ty Dũng Đạt, dưa bao tử huyện liên kết với Công ty Ha Mếch, dưa chuột Nhật Bản được liên kết với Công ty Trường Sơn để bao tiêu sản phẩm đầu ra triển khai ở các xã: Đồng Cam, Điêu Lương, Hiền Đa, Hương Lung bước đầu cho hiệu quả tốt. Rút kinh nghiệm nhiều nơi rau màu vụ đông khó khăn đầu ra, trên cơ sở liên kết 4 nhà, huyện trọng tài liên kết với doanh nghiệp hỗ trợ phân bón, giống, hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm, tạo điều kiện cho nông dân yên tâm sản xuất.
Trước tình hình vụ đông khó khăn, nhiều nơi dân bỏ đất trống không thiết tha với cây trồng vụ đông, huyện tập trung chỉ đạo quyết liệt việc quy hoạch vùng sản xuất, tiếp tục dồn đổi ruộng đất, giao chỉ tiêu kế hoạch diện tích, tập trung đổi mới cơ cấu giống cây trồng, tăng cường tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, phân công cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật giúp bà con nông dân.
Trong điều kiện khó khăn cắt giảm đầu tư công, huyện làm tốt việc xúc tiến đầu tư, huy động các nguồn lực cho chương trình xây dựng nông thôn mới, ưu tiên kênh mương, giao thông nội đồng đặc biệt kêu gọi các nhà doanh nghiệp tập trung đầu tư cho nông nghiệp nông thôn. Từ việc thí điểm mô hình khuyến nông, rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng, đến nay, cây bí đỏ đã được triển khai, nhân ra diện rộng.
Tìm hiểu được biết diện tích cây ngô trên đất hai lúa cùng lạc trên đất 2 lúa diện tích ngày càng thu hẹp vì công làm đất cao, công chăm bón, phân giống đều đắt, giá cả sản phẩm tăng, chu kỳ cho thu hoạch kéo dài, năng suất thấp, cây lạc chủ yếu lấy giống cho vụ xuân hiệu quả không cao.
Cây bí với lợi thế sinh trưởng trên vùng đất rối, chịu hạn tốt, đầu tư phân, giống không lớn, công chăm sóc không nhiều, ít sâu bệnh, ngay sau trồng sẽ cho thu hoạch rau, hoa, lá bánh tẻ, tỉa quả non bán sản phẩm ngay và thu hoạch vào cuối kỳ ngoài quả bí, hạt cũng cho giá trị kinh tế cao.
Với lợi thế quả bí thân vỏ cứng khó dập nát, dễ bảo quản, để được lâu, vận chuyển được xa, dễ tiêu thụ. Sản phẩm rau quả của bí sản xuất theo tiêu chuẩn rau sạch, ít phải sử dụng thuốc trừ sâu, sau thu hoạch phần lá, thân cây bí được băm nhỏ trở thành phân bón ruộng cải tạo đất.
Cây bí đã được lựa chọn và lên ngôi ở Cẩm Khê. Với diện tích dồn đổi tập trung trên cánh đồng mẫu lớn, diện tích đất 2 lúa trước đây trồng ngô ở các xã Hiền Đa, Tình Cương, giờ đã được chuyển đổi sang diện tích trồng bí đỏ. Với thời gian sinh trưởng ngắn, giá trị kinh tế cao, cây bí cho hiệu quả lớn. Bà con nông dân đang tập trung tạo vùng sản xuất lớn theo hướng hàng hóa.
Trong khi thời vụ còn cho phép, huyện tiếp tục mở rộng diện tích rau, đậu, đỗ, màu trong khung lịch thời vụ lên 700ha tập trung vào các loại cải bắp, xu hào, cà chua, súp lơ, rau xanh... các loại nhằm tận dụng thế mạnh của cây trồng vụ đông mang lại thu nhập cho nông dân tạo hiệu quả kinh tế tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Có thể bạn quan tâm
Sau chuyến công tác tại Philippines tìm hiểu sâu về thị trường lúa gạo, GS.TS. Võ Tòng Xuân cho biết, hiện giá gạo trong tháng 6 ở Philippines đã tăng thêm 2-3 peso/ngày (1USD bằng 40 peso) và hiện nay, giá gạo 25% tấm đạt 27 peso (mức giá gạo do nhà nước bán ra), còn gạo của tư nhân nhập cảng thì thường bán với giá 37- 40 peso.
Vụ sản xuất dưa hấu sớm năm nay thời tiết khá thuận nên năng suất đạt khá cao, bình quân từ 26 tấn đến 30 tấn/ha. Tuy giá dưa thương phẩm đang ở mức thấp nhưng lợi nhuận thu được cũng từ 60 triệu đến 80 triệu đồng/ha chỉ sau 60 ngày gieo trồng và chăm sóc.
Do công suất nhà máy có hạn, trong khi người dân tập trung thu hoạch đồng loạt, nhất là những thời điểm dự báo thời tiết bất lợi như bão lũ nên nhà máy không thu mua hết số sắn thu hoạch được. Người dân bán cho tư thương để tiêu thụ ra ngoài địa phương khoảng 23.000 tấn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách địa phương.
Theo ông Nguyễn Lương Hiền, Chủ tịch Hội Nghề cá Thừa Thiên-Huế, đây là mô hình đồng quản lý giữa nhà nước và cộng đồng ngư dân. Việc các địa phương ven biển giao quyền khai thác mặt nước biển ven bờ giúp ngư dân tránh đánh bắt bằng các phương tiện theo lối tận thu, hủy diệt; giảm bớt chi phí trong công tác quản lý.
Trong đó, việc trồng rau màu trong nhà màng là một trong những mô hình đã và đang mang lại hiệu quả đáng kể cho nông dân. Qua đó, góp phần tăng sản lượng, nâng chất lượng nông sản cũng như đóng góp tích cực trong quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh.