Nên cơ nghiệp từ 4 con chim trĩ

Anh Chức cho hay, năm 2011, một anh bạn thân mang từ Hà Nam về cho 4 con chim trĩ giống, trong đó có 1 con trống. Ban đầu anh Chức định nuôi làm chim cảnh nhưng thấy chim dễ nuôi, mau lớn, thức ăn dễ kiếm ở địa phương, anh quyết định nuôi chim trĩ theo hướng thương phẩm.
Sau 7 tháng nuôi, chim trĩ giống thành thục và đẻ trứng, mỗi con chim mái đẻ khoảng 200 trứng/năm. Sẵn có lò ấp trứng gia cầm bán công nghiệp, anh Chức cho trứng chim trĩ vào ấp. Sau 23-25 ngày thì trứng nở thành chim non và được anh Chức cho vào úm cho đến gần 1 tháng tuổi thì đưa ra nuôi bên ngoài.
Lứa trước gối lứa sau, từ đầu năm 2013 đến nay trong chuồng nhà anh Chức luôn có hàng trăm chim trĩ các loại tuổi. Tổng đàn lúc cao điểm đạt trên 1.000 con. Anh cho biết: “Chim trĩ rất dễ nuôi, kháng bệnh tốt, 4 năm qua chưa phát hiện dịch bệnh. Chi phí đầu tư nuôi chim trĩ rất thấp, lượng thức ăn đầu tư chỉ bằng 30% so với nuôi gà, giá trị thương phẩm cao hơn 2 lần so với gà, thích hợp phát triển chăn nuôi hình thức gia trại…”.
Từ thành công của mình, anh Chức đã hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật nuôi chim trĩ cho nhiều hộ dân trong và ngoài xã. Đã có trên 30 hộ được anh Chức hỗ trợ chim giống, chuyển giao kỹ thuật nuôi chim trĩ để cùng phát triển kinh tế gia đình.
Hiện, chim trĩ giống của gia trại anh Trần Văn Chức được một số người dân ở Điện Bàn, Đại Lộc, Tiên Phước, Nông Sơn… tìm đến mua với giá 50.000 đồng/con (10 ngày tuổi) và chim thương phẩm khoảng 200.000 đồng/kg. Thu nhập mỗi năm trừ chi phí từ nuôi chim trĩ của gia đình anh khoảng 150 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân Trần Hữu Thắng ở ấp Thọ Lộc, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) được Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) tặng danh hiệu “Người trồng tiêu giỏi nhất thế giới”. Đằng sau danh hiệu này là câu chuyện vươn lên không biết mệt mỏi của người nông dân nghèo miền Bắc, lập nghiệp trên vùng đất phương Nam.

Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Chile (INIA) cho biết đang hỗ trợ Việt Nam trồng cây diêm mạch, loại lương thực được mệnh danh là "hạt vàng" bởi giá trị dinh dưỡng cao.

Giá cam sành tăng cao, người trồng thắng đậm, nhiều nhà vườn trồng chuyên canh cây cam sành ở các xã: An Phú Tân, Hoà Tân, Tam Ngãi, Thông Hòa… huyện Cầu Kè (Trà Vinh) trở thành tỷ phú. Chính sự hấp dẫn này khiến nhiều người ở huyện Cầu Kè đang “đổ xô” lên liếp trên ruộng trồng lúa, phá bỏ vườn cây trái để trồng cam sành.

Mỗi sáng, trước lúc lùa vịt ra đồng cho ăn, chủ vịt thường chuẩn bị sẵn các thứ: cờ, bình nước, hộp cơm, bì thuốc lá, nếu “đã” hơn thì có thêm chiếc radio cà tàng.

Trong bối cảnh người chăn nuôi điêu đứng vì dịch bệnh, giá bán thấp, thua lỗ triền miên thì ở nhiều địa phương xuất hiện một số mô hình chăn nuôi mới cho năng suất, hiệu quả cao.