Xuất khẩu cá ngừ vẫn chưa phục hồi
Trong quý này, Việt Nam XK cá ngừ sang 85 thị trường, tăng 10 thị trường so với cùng kỳ năm 2014. Top 8 thị trường lớn gồm: Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Israel, Mexico, Canada và Nga chiếm 85% tổng giá trị XK.
Trong đó, giá trị XK sang thị trường Nhật Bản tiếp tục giảm mạnh tới 43,2%; các thị trường dẫn đầu như Mỹ giảm 1,2%; EU giảm 15,5%, Đức giảm 4,4%, Italy giảm 54,8%, Israel giảm 49,8%. XK sang ASEAN tăng 29%; Tây Ban Nha tăng 51,6%; Mexico tăng 188% về giá trị so với quý I/2014.
Cơ cấu sản phẩm cá ngừ đông lạnh và cá ngừ chế biến đã tiến dần tới tỷ trọng cân bằng. Cụ thể, cá ngừ (HS 03) chiếm 50,2%; cá ngừ chế biến (HS 16) chiếm 49,8%. So với năm 2014, tỷ trọng cá ngừ chế biến (HS 16) đã tăng 2%. Trong đó, giá trị sản phẩm cá ngừ chế biến khác (thuộc HS 16) tuy chỉ bằng 40% giá trị cá ngừ đóng hộp nhưng tăng 50,42% so với cùng kỳ năm 2014. Trong 3 tháng đầu năm 2015, các doanh nghiệp XK Việt Nam tăng mạnh giá trị XK sản phẩm cá ngừ vằn chế biến.
Nguồn nguyên liệu cá ngừ vằn tiếp tục ổn định, nguồn cung cá ngừ vằn trên thế giới tiếp tục tăng do sản lượng khai thác lớn. Tuy nhiên kèm theo đó dự báo về sự sụt giảm mạnh về giá nhập khẩu tại hầu khắp các thị trường nhập khẩu lớn. Dự báo quý II/2015, giá trị XK cá ngừ đạt 123 triệu USD, giảm khoảng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm
Thay vì chỉ tập trung vào một thị trường Trung Quốc, thời gian gần đây, nhiều hiệp hội, doanh nghiệp, thương lái... ở nhiều lĩnh vực đang tăng tốc chủ động lên những kế hoạch khá bài bản để mở rộng sang những thị trường khác.
Thời tiết nắng, mưa xen kẽ như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát triển trên cây mía. Hiện toàn tỉnh Hậu Giang đã ghi nhận hơn 180ha mía bị nhiễm sâu bệnh, do đó để hạn chế diện tích lây lan và đảm bảo vụ mía đạt thắng lợi thì công tác phòng, chống sâu bệnh đang là vấn đề cần quan tâm hiện nay.
Mỗi năm, ĐBSCL có khoảng 23 triệu tấn rơm, 4,6 triệu tấn trấu và 2,3 triệu tấn cám được thải ra trong quá trình sản xuất, chế biến gạo. Tuy nhiên, chỉ phần nhỏ phụ phẩm này được tận dụng trồng nấm, làm thức ăn gia súc, còn lại nông dân thường bỏ đi, lãng phí tiền tỷ mỗi năm.
Không chỉ hỗ trợ nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương, Công ty Kato Hitoshi General (Nhật Bản) còn cam kết giúp ngư dân Bình Định xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Mỹ.
Năm nay, sản lượng vải thiều Lục Ngạn tuy tăng gần gấp đôi so với năm ngoái nhưng vải không bị bán đổ, bán tháo do ngoài thị trường Trung Quốc chỉ còn chiếm tỷ lệ khoảng 1/2 lượng xuất khẩu thì vải Lục Ngạn đã tìm được một số thị trường mới như Úc, Nhật, Hàn Quốc.