Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Năng suất tăng lợi nhuận giảm

Năng suất tăng lợi nhuận giảm
Ngày đăng: 21/09/2015

Vụ lúa hè thu ở Sóc Trăng: Năng suất tăng - Lợi nhuận giảm.

Theo nhận định của Ngành Nông nghiệp Sóc Trăng, vụ lúa hè thu này dịch hại giảm về diện tích và tỉ lệ lây nhiễm. Gần cuối vụ, 1 số diện tích sử dụng giống nhiễm, sạ dày, bón phân không cân đối bị nấm bệnh và vi khuẩn xâm nhiễm nhưng mức độ từ nhẹ tới trung bình.

Còn theo nông dân, tuy sâu bệnh ít nhưng chi phí sản xuất vẫn ở mức cao do mưa ít, khô hạn kéo dài, phải tăng lượng phân bón, công bơm nước và các dịch vụ đầu vào đều tăng lên.

Chưa kết thúc vụ lúa, Ngành Nông nghành tỉnh chưa có số thống kê chính thức về năng suất, nhưng nhiều nông dân nhận xét là năng suất vụ hè thu này co hơn năm trước, nhưng giá lúa lại thấp hơn từ 200đ đến 300 đ/kg, nên lợi nhuận từ 12 triệu đến 15 triệu đ/ha, giảm 3 triệu đến 5 triệu đ/ha.

Thị xã Ngã Năm là vùng trọng điểm sản xuất lúa thơm đặc sản của tỉnh. Vụ đông xuân 2014 - 2015, lúa đặc sản RVT hút hàng, giá bán từ 6.400 - 6.600 đ/kg, nên vụ hè thu nông dân tiếp tục mở rộng diện tích giống lúa này từ 2.380 ha lên 6.254 ha.

Lúa vừa giáp tháng thương lái cắt giá từ 6.200 - 6.400 đ/kg và đặt cọc mỗi công tầm lớn là 200 ngàn đồng. Đến kỳ thu hoạch, mặt bằng giá chung của lúa RVT là 5.400 - 5.600 đ/kg nên thương lái bỏ tiền cọc.

Những ngày gần đây do ảnh hưởng bão số 3 và các đợt áp thấp thời tiết mưa nhiều, gió giật mạnh ,nắng yếu.

Nhiều trà lúa chín đến kỳ thu hoạch bị đổ ngã 1 phần hay cả cánh đồng làm thất thoát năng suất, giảm chất lượng lúa. Công thu hoạch bằng máy từ 290.000 đ/công tầm lớn, đã tăng lên 340.000 đồng đến 3.800 đồng tùy vào mức độ đổ ngã.

Còn các trà lúa bị sập từ 50% đến cả đồng phải thuê lao động đỡ lúa buộc thành bó cho máy cắt hoặc thuê cắt tay với giá 500.000 đ/công tầm lớn, nhưng rất khó bán.

Nếu lúa không bị sập, mã lúa đẹp thì giá bán cũng giảm 400 - 500 đ/kg, có nơi lúa IR50404, RVT thương lái ngưng thu mua.

Lúa hè thu giảm giá, nông dân không có lợi nhuận cao.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam đang tổ chức đàm phán với nhiều nước có nhu cầu nhập khẩu gạo trên thế giới để tìm đầu ra cho lúa gạo.

Đặc biệt là tham gia phiên đấu thầu 750.000 tấn gạo lọai 25% tấm của Philippin với thời gian giao hàng bắt đầu từ tháng 11-2015 kéo dài cho đến tháng 3-2016.

Trước tình hình tiêu thụ lúa gạo gặp nhiều khó khăn, nông dân cần tuân thủ khuyến cáo của Ngành Nông nghiệp về thời vụ gieo trồng và ứng dụng biện pháp kỹ thuật canh tác, nhất là không nên gieo sạ lúa thu đông 2015 ở những vùng ngoài quy hoạch nhằm giảm rủi ro trong sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi rắn ri voi trong bể xi-măng Nuôi rắn ri voi trong bể xi-măng

Những năm gần đây, phong trào nuôi rắn ri voi (ri tượng) phát triển mạnh ở Cà Mau và các tỉnh ÐBSCL. Giá rắn ri voi thương phẩm và rắn giống rất cao, nên nhiều bà con quan tâm và chọn nuôi loài động vật này để phát triển kinh tế. Nhiều kiểu nuôi rắn được áp dụng như: nuôi trong khạp, trong lưới, trong bể xi-măng, trong ao đất…

25/07/2015
Thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) phát triển đàn vật nuôi hiệu quả Thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) phát triển đàn vật nuôi hiệu quả

Bên cạnh thế mạnh về thủy sản, thời gian qua, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) còn chú trọng phát triển đàn vật nuôi, nhất là nuôi bò, nuôi dê sinh sản, giúp cải thiện cuộc sống người dân.

25/07/2015
Quy hoạch chăn nuôi cần tính đến cân đối nguồn nước phù hợp Quy hoạch chăn nuôi cần tính đến cân đối nguồn nước phù hợp

Vùng cực nam Trung Bộ vừa trải qua một vụ nóng hạn tồi tệ. Cuộc sống con người bị chao đảo vì thiếu nước. Những cánh đồng nứt nẻ, cây trồng héo khô. Nhiều đàn gia súc ốm o, xơ xác vì khát. Những hình ảnh này gợi lên suy nghĩ về nhu cầu khẩn thiết là nước ngọt cho chăn nuôi.

25/07/2015
Đầu tư nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi quy hoạch theo hướng giảm lúa Đầu tư nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi quy hoạch theo hướng giảm lúa

Không chỉ mất cân đối về quy hoạch giữa nguồn lương thực xuất khẩu và nguồn nguyên liệu chăn nuôi trong nước, gây những xáo trộn mà những quan sát mới nhất từ các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng, vị thế cây lúa đã qua “thời gái son”, không chỉ thị trường xuất khẩu co hẹp mà còn đang làm sụt giảm đà tăng trưởng của ngành nông nghiệp...

25/07/2015
Ngành chăn nuôi Đồng Bằng Sông Cửu Long cần từng bước chuyển dần sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn Ngành chăn nuôi Đồng Bằng Sông Cửu Long cần từng bước chuyển dần sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn

Những năm qua, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đều hướng người chăn nuôi sản xuất theo hướng tập trung, chăn nuôi trang trại, công nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ vẫn duy trì và hằng năm cung ứng một sản lượng không nhỏ phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa. Trước tình hình này, Bộ NN&PTNT khẳng định tiếp tục bám sát mục tiêu đề ra, song vẫn có những hỗ trợ cần thiết cho chăn nuôi nhỏ lẻ, từng bước chuyển dần sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn.

25/07/2015