Năng suất lúa bình quân ở Phú Ninh đạt 58,35 tạ/ha
Năm 2015, huyện Phú Ninh tổ chức gieo trồng hơn 6.760ha lúa, năng suất bình quân đạt 58,35 tạ/ha; tổng sản lượng lương thực toàn huyện đạt 44.793 tấn, đạt 100,3% so với kế hoạch năm, tăng hơn năm 2014 khoảng 1.483 tấn.
Huyện cũng tập trung triển khai xây dựng 31 cánh đồng theo quy trình sản xuất; xây dựng 22 mô hình trồng tiêu với diện tích 1,1ha và 50 mô hình vườn điểm gắn chỉnh trang khuôn viên nhà ở;
Chỉnh trang hơn 207 vườn theo hướng xây dựng nông thôn mới;
Thành lập được 5 câu lạc bộ trồng tiêu;
Xây dựng 10 mô hình sản xuất lâm nghiệp bằng giống chất lượng cao và 1 mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng...
Có thể bạn quan tâm
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL: “Với diện tích sản xuất lúa giống năm 2013 của An Giang là 22.338 héc-ta, sản lượng lúa giống đưa ra thị trường cả nước 138.500 tấn, An Giang trở thành tỉnh đứng đầu về xã hội hóa giống lúa”.
Không ít người tò mò tìm đến xã Xuân Bảo (Cẩm Mỹ - Đồng Nai) để chiêm ngưỡng những cây bơ cho “trái vàng”. Bởi chỉ thu hoạch 2-3 cây bơ đã có thể mua được cả lượng vàng.
Huyện Hải Hậu (Nam Định) có 15.000ha đất nông nghiệp, trong đó 11.000ha đất trồng lúa, 4.000ha trồng màu và vườn tạp. Những năm qua, nhân dân trong huyện đã nỗ lực phát triển kinh tế, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh ở huyện Hạ Hòa (Phú Thọ). Đặc biệt, mô hình nuôi gà an toàn sinh học đã chứng minh được hiệu quả bền vững khi vừa cho lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Được hỗ trợ công nghệ, trang thiết bị phân tích các chỉ tiêu về môi trường, phân tích sản phẩm rau an toàn, ứng dụng công nghệ sinh học và canh tác theo hướng sinh thái nên sản phẩm rau màu của HTX ngày càng được thị trường ưa chuộng.