Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lạ lẫm trái bo bo lớn nhanh như thổi

Lạ lẫm trái bo bo lớn nhanh như thổi
Ngày đăng: 23/10/2015

Nếu như không tận mắt nhìn thấy và nghe giới thiệu, thì ngay cả nhiều người dân ở quê hương của chính loại trái này, như huyện miền núi Sơn Hà, Sơn Tây (Quảng Ngãi)...cũng không thể hình dung ra và biết được hình dáng và công dụng của trái bo bo thế nào.

Dù theo gia đình đến định cư tại xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây từ khi tóc còn để chỏm, thế nhưng khi nghe hỏi về trái bo bo, anh Nguyễn Văn Trường (39 tuổi) chỉ lắc đầu: "Chịu".

Qua quan sát thì cây bo bo thuộc họ dây leo và lá khá giống lá bí đao, với gốc có kích cỡ gần bằng ngón chân cái người lớn, nhưng càng về phía ngọn thì nhỏ dần.

Trái bo bo hình tròn và to như trái dưa hấu, nhưng vỏ thì màu xanh khi còn nhỏ, về già ngả sang màu trắng đục và được bao phủ bởi một lớp phấn.

Phần ruột bên trong và vỏ bên ngoài của bo bo so với bí đao.

Theo lời người đồng bào thiểu số ở huyện Sơn Tây thì cách đây hàng chục năm về trước, bo bo được trồng khá nhiều trên nương, rẫy; thời gian trồng từ khoảng tháng 5-6.

Cũng như nhiều loại cây khác, bo bo được người dân để phát triển tự nhiên, leo bò trên thân cây to, bụi rậm.

Vòng đời của cây bo bo khoảng 3 tháng, với số lượng trái bình quân từ 10-15 trái/dây và nặng từ 3-10 kg/trái.

Bo bo được thả leo tự nhiên trên cây và kết trái treo lủng lẳng.

Công dụng phổ biến nhất của trái bo bo cũng giống như bí đao là dùng để nấu canh thịt.

Tuy nhiên hương vị của canh bo bo rất khác, với mùi thơm nhẹ như dưa hấu và ngọt thanh. Ngoài ra theo một số người thì phần thịt của bo bo nếu thái thành lát nhỏ để bỏ vảo dầm với mắm cái (mắm đục) ăn rất ngon và giòn mà không bao giờ bị nhũn, mềm rữa như đu đủ, dứa....

Ông Đinh Kia (42 tuổi), ở xã Sơn Tân, huyện Sơn Tây cho biết: Trái bo bo lớn rất nhanh, với thời gian từ khi mới ra to bằng trái cau đến khi đạt trọng lượng 3 kg trở lên chỉ khoảng 3-4 tuần.

Dù được xem là một sản vật thế nhưng theo lời của nhiều già làng ở huyện Sơn Hà, Sơn Tây thì do ít người biết nên đại đa số bo bo thu hoạch được, người đồng bào thường để sử dụng cho gia đình và làm quà biếu người thân, bà con trong vùng chứ ít khi bán.

Và nếu bán thì giá khá rẻ, chỉ từ 15-30.000 đồng/quả.

Nhiều năm gần đây, vì nhiều lý do khác nhau mà bo bo rất ít được người dân trồng nên đã trở thành của hiếm.


Có thể bạn quan tâm

Sốt cau ở xứ ngàn cau Sốt cau ở xứ ngàn cau

Sơn Tây là huyện miền núi phía tây Quảng Ngãi được mệnh danh là xứ ngàn cau. Nơi đây có những chuyện khá ly kỳ: Thương lái thu mua cau non rồi… đổ bỏ, chủ vườn dùng dây thép gai quấn quanh thân hay gắn dao lam vào thân cau để phòng ngừa kẻ gian trộm cau.

09/09/2015
 Thiếu chính sách đòn bẩy để nông dân liên kết phát triển nông nghiệp Thiếu chính sách đòn bẩy để nông dân liên kết phát triển nông nghiệp

Đánh giá này trong báo cáo nghiên cứu về hợp tác, liên kết nông dân trong sản xuất nông nghiệp do RCD và Oxfam đồng thực hiện, vừa công bố.

09/09/2015
Thức ăn chăn nuôi ngày càng phụ thuộc nhập khẩu Thức ăn chăn nuôi ngày càng phụ thuộc nhập khẩu

Trung bình mỗi năm, ngành chăn nuôi cần thêm 1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu trong nước; đồng nghĩa với việc, ngành chăn nuôi ngành càng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập.

09/09/2015
Độc quyền của VFA làm khó doanh nghiệp nhỏ Độc quyền của VFA làm khó doanh nghiệp nhỏ

Trong những năm qua, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các nước trong khu vực, trong khi cơ chế xuất khẩu gạo lại mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.

09/09/2015
Chăn nuôi vào vụ cho thị trường cuối năm Chăn nuôi vào vụ cho thị trường cuối năm

Thời điểm này, nhiều gia trại, trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang tích cực tái đàn, mở rộng sản xuất, phục vụ nhu cầu thực phẩm cuối năm. Điều đáng mừng là sau thời gian dài giảm giá, hiện nay, giá các loại gia súc, gia cầm (GSGC) đang bắt đầu nhích lên, người chăn nuôi trong tỉnh yên tâm đầu tư tái đàn.

09/09/2015