Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lùm xùm mua bán lúa dự trữ nhà nước

Lùm xùm mua bán lúa dự trữ nhà nước
Ngày đăng: 23/10/2015

Bà Nguyễn Thị Ánh - chủ sơ cở xay xát Ánh Phương ở huyện Đông Hòa, Phú Yên, cho biết, ngày 13.10, bà đọc trên báo Phú Yên thông báo của Cục Dự trữ nhà nước (DTNN) khu vực Nam Trung Bộ (trụ sở tại TP.Nha Trang, Khánh Hòa) về việc bán 2.992 tấn lúa nhập kho từ năm 2013.

Trong đó, Chi cục DTNN Phú Yên bán 2.335 tấn lúa và Chi cục DTNN Ninh Thuận bán 657 tấn lúa.

Thời gian bán bắt đầu từ ngày 16.10; phương thức bán rộng rãi, trực tiếp cho mọi đối tượng khách hàng, với giá 5.200 đồng/kg.

Nhiều chủ doanh nghiệp đến Chi cục Dự trữ nhà nước Phú Yên phản ứng việc bán lúa thiếu minh bạch.

Ngày 14.10, bà Ánh cùng 2 chủ doanh nghiệp khác đến Chi cục DTNN Phú Yên đăng ký mua 1.980 tấn lúa.

Thế nhưng, ông Tạ Văn Chùm - Chi cục trưởng DTNN Phú Yên cho biết đơn vị không ký hợp đồng mua bán lúa và hướng dẫn đến Cục DTNN khu vực Nam Trung Bộ để đăng ký mua.

Ngày 15.10, khi gặp các chủ doanh nghiệp muốn mua lúa thì đại diện Cục DTNN khu vực Nam Trung Bộ lại nói đã có người đăng ký mua hết số lúa trên.

“Lãnh đạo cục này nói là đã hứa bán số lúa này cho người khác rồi.

Nếu đăng ký mua thì sẽ xem xét “cắt” cho mỗi người vài chục tấn, có gì liên hệ với Chi cục DTNN Phú Yên.

Sau đó chúng tôi mới biết, chưa đến ngày bán lúa (16.10) nhưng đã có 2 doanh nghiệp chuyển tiền “hớt” mua trước rồi.

Vậy, họ đăng thông báo chỉ là hình thức “lấy lệ” thôi!? Tại sao lại có chuyện ưu ái, “đi đêm” trong việc bán tài sản nhà nước trị giá hàng chục tỷ đồng như thế?” - bà Ánh bức xúc.     

"Đã đăng báo mua bán công khai, tại sao họ không tổ chức bán đấu giá minh bạch số lúa trên? Chúng tôi có thể mua cao hơn mức giá mà họ đưa ra thì sẽ có lợi hơn cho nhà nước!”.
Bà Đặng Thị Cúc

Bà Đặng Thị Cúc - chủ  Doanh nghiệp tư nhân xay xát Trường Phát (TP.Nha Trang) cho hay cũng rơi vào tình cảnh tương tự bà Ánh.

Từ Khánh Hòa ra đăng ký mua lúa, bà cùng 4 chủ doanh nghiệp được lãnh đạo Chi cục DTNN Phú Yên thông báo: Chi cục chỉ nhận ủy quyền bán 330 tấn lúa, hơn 2.000 tấn lúa còn lại đã được Cục DTNN khu vực Nam Trung Bộ ký hợp đồng bán cho ai không biết.

“Đã đăng báo mua bán công khai, tại sao họ không tổ chức bán đấu giá minh bạch số lúa trên? Chúng tôi có thể mua cao hơn mức giá mà họ đưa ra thì sẽ có lợi hơn cho nhà nước!” - bà Cúc nói.

Trong khi đó, 2 chủ doanh nghiệp lúa gạo tại Phú Yên là Tiến Vương và Bảy Cúc xác nhận, đã đăng ký mua lúa của Cục DTNN khu vực Nam Trung Bộ từ ngày 14.10 và ký hợp đồng vào sáng 16.10.

Tuy nhiên, 2 chủ doanh nghiệp này không cho biết đã mua bao nhiêu lúa...

Trao đổi với NTNN về những bức xúc của các doanh nghiệp lúa gạo, ông Tạ Văn Chùm - Chi cục DTNN Phú Yên nói: “Chi cục chúng tôi chỉ được giao nhiệm vụ bán một số lúa nhất định.

Lượng lúa còn lại thì cơ quan cấp trên bán cho ai thì tôi không được rõ”.  

Không chấp nhận việc mua bán kỳ lạ như vậy, bà Ánh cho biết đã cùng một số chủ doanh nghiệp lúa gạo làm đơn tố cáo gởi cơ quan công an. 


Có thể bạn quan tâm

Sản Xuất Thành Công Giống Lươn Đồng Bằng Sinh Sản Bán Nhân Tạo Sản Xuất Thành Công Giống Lươn Đồng Bằng Sinh Sản Bán Nhân Tạo

Trung tâm Giống Thủy sản An Giang vừa triển khai thành công dự án “Phát triển mô hình sản xuất giống lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo tại An Giang”, do Kỹ sư Triệu Thị Y Vanne làm chủ nhiệm. Tổng kinh phí thực hiện dự án trên 580 triệu đồng, trong đó ngân sách sự nghiệp khoa học hỗ trợ trên 408,6 triệu đồng.

23/10/2012
Giá Tăng, Nông Dân Hết Lúa Bán Giá Tăng, Nông Dân Hết Lúa Bán

Hơn tuần qua, giá lúa tại nhiều tỉnh ĐBSCL tăng thêm 300 - 400 đ/kg. Tuy nhiên, nhiều nông dân ở Vĩnh Long không vui, bởi phần lớn họ đã bán hết lúa từ trước đó.

31/07/2013
Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cá Lóc Mùa Lũ Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cá Lóc Mùa Lũ

Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang thu được nhiều kết quả khả quan và được bà con nông dân vùng lũ nhân rộng. Mô hình này không cần diện tích rộng, người nuôi tận dụng thức ăn sẵn có trong mùa lũ, chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao. Đặc biệt, mô hình đã giải quyết công ăn việc làm lúc nông nhàn cho bà con vùng lũ.

24/10/2012
Dự Án Nhỏ Hiệu Quả Kinh Tế Lớn Dự Án Nhỏ Hiệu Quả Kinh Tế Lớn

Đó là Dự án “Hỗ trợ nâng cao chất lượng phát triển sản xuất lợn giống” tại xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, do Phòng NN – PTNT huyện triển khai từ năm 2009; giúp gần 200 hộ có con giống, kinh nghiệm nuôi lợn nái để bán giống cũng như phục vụ nhu cầu nuôi lợn thịt của gia đình. Đã có rất nhiều hộ thoát đói nghèo từ Dự án ý nghĩa này.

31/07/2013
Nuôi Gà Sao – Triển Vọng Kinh Tế Hàng Hóa Nông Hộ Ở Hà Tĩnh Nuôi Gà Sao – Triển Vọng Kinh Tế Hàng Hóa Nông Hộ Ở Hà Tĩnh

Gà sao là đối tượng vật nuôi mới với ý tưởng chuyển đổi cơ cấu vật nuôi có giá trị thu nhập cao cho nông hộ nhằm thay thế dần những vật nuôi thu nhập thấp không ổn định và thường xuyên bị rủi ro dịch bệnh, giá đầu ra bấp bênh. Với mục đính đó, được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp –PTNT; Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh xây dựng thành công mô hình gà sao tại xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên) và Đức Lạng (Đức Thọ) đạt hiệu quả cao.

28/10/2012