Năng suất cây thuốc lá vàng giảm do sâu bệnh
Những ngày này, nông dân đang tiến hành thu hoạch lá thuốc, nhưng tình hình sâu bệnh và giống cây không tốt đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, giá cả thu mua lá thuốc lá vàng năm nay cũng bấp bênh khiến nhiều hộ nông dân ngán ngẫm.
Anh Huỳnh Văn Nhựt (ngụ tổ 5, ấp Sân Lễ, xã Hảo Đước) cho biết, tháng 11.2014 gia đình anh trồng được 2 ha cây thuốc lá, đến nay thu hoạch gần dứt điểm. Giá thu mua thuốc lá vàng của công ty cũng giảm từ 2.000 - 5000 đồng tùy loại, theo đó loại I còn 38.000 đồng/kg, loại II 37.000 đồng/kg, loại III 28.000 đồng/kg và loại tận dụng 18.000 đồng/kg.
Năm trước, với mỗi 1 ha, trừ tất cả chi phí gia đình anh thu vào gần 100 triệu đồng, năm nay chỉ còn 40 triệu đồng/ha. Anh Nhựt lý giải, do tình hình sâu bệnh nên thuốc lá vàng năm nay rớt xuống loại II, loại III rất nhiều, lợi nhuận từ đó cũng giảm theo.
Ông Trần Thanh Vinh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hảo Đước cho biết thêm, cây thuốc lá vàng năm nay đa số mỏng lá, ngã màu đen do nhiệt độ cao và biên độ dao động nhiệt lớn làm cho cây thuốc lá không tích hợp đủ chất dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, giống thuốc lá mới do công ty cung cấp trong vụ này thường xuyên bị chết cây, bình quân mỗi ha có khảng 5% cây chết, từ đó năng suất cũng giảm đáng kể.
Có thể bạn quan tâm
Sò huyết, đặc sản đầm Ô Loan, ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên gần như bị cạn kiệt và đứng trước nguy cơ biến mất do mất cân bằng sinh thái.
Chiều 18/8, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long đã tiếp và làm việc với ông Tai Kun Stai, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Sinh học biển Long Điền, Đài Loan.
Hiện nay, người tiêu dùng thường lo ngại về an toàn thực phẩm và mong muốn có thông tin nguồn gốc sản phẩm rõ ràng. Để thực hiện việc truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm cá Tra xuất khẩu, dự án “Thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá phục vụ công tác quản lý ngành nông nghiệp và PTNT" (MESMARD-2) đã hỗ trợ Tổng cục Thủy sản xây dựng một ứng dụng phần mềm trên cơ sở nền tảng CSDL báo cáo tiến độ cá tra trước đây.
Bộ NN & PTNT đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt hơn 80% số hộ nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, cho đến nay, việc áp dụng VietGAP tại hộ nuôi thủy sản đang gặp nhiều khó khăn.
Những năm gần đây, mô hình nuôi lươn không bùn trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh An Giang rất phổ biến, đa dạng... Đây là một mô hình nuôi thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các mô hình khác.