Nhiều Doanh Nghiệp Mua Lúa Giống Với Giá Có Lợi Cho Nông Dân
Ông Hồ Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết, năm 2013 thời tiết diễn biến phức tạp, nắng hạn kéo dài, nguồn nước tưới thiếu hụt nghiêm trọng tác động xấu đến Chương trình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) năm 2013. Tuy vậy, nhờ nỗ lực của nông dân và nhiều cơ quan, đơn vị tham gia, Chương trình đã thành công ngoài mong đợi.
Đáng chú ý là năm nay có rất nhiều doanh nghiệp tham gia Chương trình CĐML, trong đó có các doanh nghiệp: Công ty Giống cây trồng miền Trung- Tây Nguyên thuộc Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình; Tổng Công ty Vật tư nông nghiệp Nghệ An; Công ty Giống cây trồng và con nuôi Ninh Bình; Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương, Công ty TNHH TBT và Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Quảng Bình hỗ trợ chi phí sản xuất, mua lại sản phẩm của nông dân với giá hợp lý.
Các doanh nghiệp nói trên cho nông dân mượn lúa giống từ đầu vụ để sản xuất (sau khi thu hoạch nông dân hoàn trả cho doanh nghiệp theo tỉ lệ: 1 kg lúa giống mượn ban đầu nông dân trả 2 kg lúa giống sản xuất được), mua toàn bộ sản phẩm của nông dân với giá 1 kg lúa giống bằng 1,25-1,3 kg lúa thương phẩm. Nhờ vậy, nông dân có điều kiện phát triển sản xuất, tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.
Được biết, năm 2013, có 13.470 nông hộ của 11/11 huyện, thị xã, thành phố tham gia xây dựng 102 CĐML sản xuất lúa, bắp, đậu phụng và mía. Hầu hết các CĐML đều đạt hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm
Sau nhiều vụ thả nuôi sò trên đầm Thủy Triều, nhiều ngư dân ở tổ dân phố Hoà Dò 4, phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) thắng lớn. Dẫn chúng tôi tham quan mô hình nuôi sò, ngư dân Lê Văn Hoàng cho biết: “Mặc dù bà con nơi đây không được chuyển giao kỹ thuật nuôi thả sò, nhưng cứ mày mò, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nên vụ nào cũng lãi”.
Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường nước vùng đầm phá. Ở Chi hội nghề cá Cồn Hạc Châu (thị trấn Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) bà con ngư dân nuôi tôm, cá sử dụng thức ăn tự nhiên góp phần làm sạch môi trường nước.
Đại diện cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người nuôi cá tra đều đồng tinh rằng việc nuôi theo hợp đồng với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra là cách bảo đảm cho người nuôi có lãi, hạn chế rủi ro khi nguồn nguyên liệu dư thừa hay thiếu hụt đẩy người nuôi cá nhỏ lẻ vào cảnh khó khăn.
Trong 96 mô hình ứng dụng sản xuất được triển khai trong năm 2013 ở huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) thì có 49 mô hình đầu tư nuôi gà thả vườn, bình quân mỗi hộ được hỗ trợ 227 con giống, trong đó, chủ yếu dành cho hộ nghèo và cận nghèo.
Lào Cai có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thủy sản, đặc biệt là các loài cá nước lạnh, thủy đặc sản do nguồn nước dồi dào, chưa bị ô nhiễm. Những năm qua, phát triển thủy sản góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.