Nắng Nóng Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Thả Nuôi Tôm Càng Xanh Ở Đồng Tháp
Ngày 10/4/2013, Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã đi kiểm tra tiến độ thả nuôi tôm càng xanh năm 2013. Đến nay đã có 18 hộ nông dân ở xã Phú Thọ, Phú Thành B, An Long và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông thả nuôi được trên 90 ha tôm càng xanh. Diện tích tôm giống thả nuôi đạt từ 10 ngày đến trên 75 ngày, đàn tôm đang phát triển tốt, chưa thấy dấu hiệu bị bệnh.
Kỹ sư Nguyễn Sĩ Khánh - Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông cho biết: “Năm nay, việc thả nuôi chậm do nắng nóng kéo dài, nhiệt độ ban ngày cao có khi lên tới 36 - 37 độ C, thủy vực nước kênh thấp, chất lượng nước kém, việc bơm nước để ương nuôi tôm rất khó khăn nên các hộ nuôi rất ngán ngại xuống giống sớm. Dự kiến, cuối tháng này và giữa tháng 5 mới thả nuôi tập trung...”.
Theo kế hoạch năm 2013, toàn huyện Tam Nông sẽ tăng diện tích nuôi tôm càng xanh lên 1.000 ha, ước sản lượng đạt 1.700 tấn. Trạm Thủy sản sẽ tiếp tục chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cho người nuôi; đồng thời phối hợp với Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông và Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp triển khai mô hình vùng nuôi an toàn theo tiêu chuẩn GMP, GAP để làm tiền đề cho việc cấp giấy chứng nhận sản phẩm an toàn. Mặc dù tiến độ thả nuôi chậm, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch nuôi tôm càng xanh năm 2013 của huyện.
Kỹ sư Nguyễn Sĩ Khánh - Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông khuyến cáo: “Các hộ nuôi cần chủ động liên hệ với các trại giống ký hợp đồng trước để cung cấp đủ số lượng giống. Thay vì mọi năm thả 3 đợt, năm nay thả dồn 2 đợt cuối, khả năng thiếu giống có thể xảy ra. Do đó, bà con phải chủ động, tuy tiến độ thả nuôi chậm nhưng vẫn đảm bảo diện tích nuôi như mọi năm”.
Có thể bạn quan tâm
“Bén duyên” với vùng đất trũng từ năm 2011, mô hình trồng sen lấy hạt được triển khai tại cánh đồng La Băng và Bàu Đan thuộc xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) từ nhiều năm nay đã mang lại hiệu quả thiết thực cho nhiều hộ nông dân.
Vài năm gần đây, người dân ở nhiều địa phương như Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh, Kiên Giang nhận thấy cá lóc dễ nuôi và có giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cao nên nghề nuôi cá lóc thịt trở nên khá phổ biến...
Việc đốt rơm sau mỗi vụ gặt là tình trạng chung của hầu hết vùng trồng lúa trong tỉnh và ngày càng phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.
Để đáp ứng nhu cầu chuyển giao kỹ thuật, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh phong trào nuôi thuỷ sản nước ngọt cho người nuôi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2013 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã tiến hành khảo sát chọn điểm xây dựng mô hình trình diễn tại xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với quy mô 700m2.
Nhằm giúp ngư dân trồng rong sụn hiệu quả, đầu năm 2011 Trung tâm Khuyến nông QG giao Trung tâm KN-KN các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa triển khai dự án “Nhân rộng mô hình trồng rong sụn trong lồng lưới trên biển”.