Bưởi có giá, nông dân phấn khởi

Mô hình trồng bưởi da xanh của ông Lê Văn Chiến
Theo như các hộ trồng bưởi, hiện giá hai loại bưởi năm roi và da xanh đang ở mức khá cao. Từ đầu năm đến nay, bưởi da xanh được thương lái thu mua với giá dao động 35.000 - 60.000 đồng/kg và từ 20.000 - 35.000 đồng/kg đối với bưởi năm roi.
Ông Lê Văn Chiến, ở ấp Long Trị, xã Bình Phú, huyện Càng Long cho biết: Gia đình tôi có 1,2ha chuyên trồng bưởi da xanh (0,2ha trồng được 07 năm tuổi, 01ha mới trồng). Bưởi da xanh từ đầu năm đến nay được giá và ổn định từ 35.000 - 60.000 đồng/kg (tùy theo mùa).
Với 0,2ha bưởi đang cho trái ổn định, năng suất ước đạt 06 tấn/năm, bán với giá nêu trên, ước lợi nhuận 70 triệu đồng. Riêng bưởi năm roi, nhiều nông dân ở địa phương bán với giá dao động từ 20.000 - 35.000 đồng/kg.
Dự báo giá bưởi sẽ còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Hiện các nhà vườn trồng bưởi ở đây đang ra sức chăm sóc vườn bưởi của gia đình sao cho trái đạt chất lượng, mẫu mã tốt nhất phục vụ thị trường.
Còn ông Võ Văn Lan, ở ấp Sóc Thát, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành nói: Gia đình tôi có 02ha đất vườn chuyên trồng dừa. Để tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác, vừa qua tôi trồng 100 cây bưởi da xanh xen trong vườn dừa đang cho trái.
Hiện bưởi da xanh đã cho trái, với giá bưởi như hiện nay, mỗi năm lợi nhuận từ bưởi gia xanh khoảng 20 triệu đồng.
Nguyên nhân bưởi liên tục tăng giá và ổn định trong thời gian qua là do những năm trước dịch bệnh trên cây bưởi tăng cao, nhất là bệnh vàng lá Greening, sâu đục trái bưởi làm giảm năng suất và diện tích nên sản lượng “cung không đủ cầu”.
Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh, ông Lê Văn Bé cho biết: Công tác phòng trị sâu bệnh trên cây ăn trái trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, hiện có khoảng 3.800ha cây có múi bị nhiễm vàng lá Greening, bệnh ghẻ, vàng lá thối rễ… đặc biệt là sâu đục trái bưởi làm giảm năng suất, đến nay vẫn chưa được phòng trị hiệu quả.
Để nâng cao chất lượng và phòng, trị hiệu quả các loại sâu bệnh vườn cây ăn trái trên địa bàn tỉnh, đòi hỏi các địa phương quan tâm quy hoạch lại việc sản xuất, chuyển giao khoa học-kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ trái cây.
Chú ý chọn lọc các giống cây ăn trái chất lượng, giống đặc sản có giá trị cao để có chính sách khuyến khích nông dân phát triển trồng và có đầu tư đúng mức cho các khâu bảo quản, chế biến và xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Đồng thời, tích cực vận động người dân cải tạo các vườn cây ăn trái, mạnh dạn chặt bỏ các vườn cây và giống cây ăn trái già cỗi, kém chất lượng để chuyển sang các loại cây trồng khác có hiệu quả hơn.
Bưởi hiện đang có giá và ổn định, nhưng nhiều nhà vườn trồng bưởi rất lo lắng bởi đầu ra không ổn định, rất dễ bị thương lái ép giá.
Nhiều nhà vườn đang mong muốn ngành hữu quan thành lập nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất bưởi để trao đổi kinh nghiệm trồng và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nhằm đảm bảo nhu cầu thị trường xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Cùng chung niềm đam mê công việc trồng nấm, ngay sau khi tốt nghiệp trường Đại học Nông lâm TP.HCM, chuyên ngành công nghệ sinh học năm 2012, Cao Ngọc Hải và Bồ Bảo Giang đã xây dựng trang trại trồng nấm linh chi và nấm bào ngư. Bằng sự năng động và vốn kiến thức tích lũy được trong 4 năm đại học, hai chàng trai đã thành công với nghề trồng nấm.

Nhờ áp dụng những phương pháp canh tác tiên tiến, hàng nghìn hộ dân ở Hà Nội đã trồng thành công các loại rau ôn đới vào mùa hè, thu nhập lên tới cả tỷ đồng/ha/năm.

Theo TS. Kozai Naoko, thành viên của dự án Nghiên cứu quốc tế phát triển sầu riêng (Trung tâm nghiên cứu quốc tế về khoa học nông nghiệp Nhật Bản - JIRCAS), đến nay, danh lục sầu riêng của Thái Lan vẫn chỉ dừng lại ở các tên sầu riêng monthong (gối vàng), Gan yao (cán dài) và Channe, chưa thấy Chanbury 1 (tên của giống sầu riêng mới không mùi, công bố năm 2007).

Có một thời gian do nhiều yếu tố như thị trường không ổn định, người dân thiếu quan tâm, nhiều diện tích cam bị già cỗi, sâu bệnh, vùng cam Bắc Quang và một số vùng trồng cam trong tỉnh Hà Giang bị suy giảm diện tích. Từ đó, làm lãng phí một tiềm năng và một đặc sản vốn là niềm tự hào của đất Hà Giang. Với chủ trương phục hồi và phát triển các diện tích cam, quýt, huyện Bắc Quang đã và đang quan tâm, chú trọng đến vấn đề chất lượng nhằm không chỉ phục hồi mà còn đưa trái cam sành Bắc Quang không ngừng vươn xa...

Huyện Tân Phước là một huyện nghèo của tỉnh Tiền Giang, nhân dân quanh năm chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Xác định cây khóm, khoai và lúa là cây trồng chủ lực nên huyện Tân Phước từng bước thay da đổi thịt.