4 doanh nghiệp xuất khẩu thanh long vào Indonesia

Do đó, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã có văn bản đến các tỉnh, thành, đề nghị cung cấp thông tin để lập hồ sơ theo yêu cầu của Indonesia.
Tại Bình Thuận, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cho biết, việc xuất khẩu sản phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật trên địa bàn tỉnh chủ yếu là trái thanh long tươi.
Toàn tỉnh hiện có 4 doanh nghiệp xuất thanh long sang Indonesia. Trong đó 2 công ty xuất khẩu trực tiếp là Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu và DNTN Rau quả Bình Thuận, 2 công ty xuất ủy thác là Công ty TNHH Sơn Trà (Hàm Thuận Nam) và Công ty TNHH Thanh Thùy 2 (Hàm Thuận Bắc).
Kết quả rà soát của các địa phương cũng cho thấy, toàn tỉnh hiện có 191 cơ sở sản xuất thanh long được chứng nhận VietGAP; 42 cơ sở sơ chế thanh long được chứng nhận VietGAP hoặc đạt điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
Quy định mới của Indonesia và nhiều quốc gia nhập khẩu thực phẩm tươi sống từ thực vật, đặt ra yêu cầu cho nông dân trong tỉnh phải đẩy mạnh quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản, nhất là sản phẩm trái thanh long.
Có thể bạn quan tâm

Trong bối cảnh nghề nuôi tôm nước lợ lao đao vì dịch bệnh hoành hành, vẫn xuất hiện vài điểm sáng trên địa bàn tỉnh. Nhiều nông dân đã biết “lách” qua cửa ải dịch bệnh bằng cách chuẩn bị kỹ càng ở các khâu trong quá trình nuôi và có được những vụ thành công.

Xã Tam Ngọc (TP.Tam Kỳ) đang hoàn thành các tiêu chí của xã nông thôn mới và quan trọng hơn, địa phương đang thử nghiệm thành công nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, giúp người dân nâng cao thu nhập.

Trên đường phố New York có khá nhiều quả mận (roi) ghi nguồn gốc là Việt Nam nhưng chủ hàng cũng cho biết nhập qua Thái Lan, Trung Quốc.

Chiều nay 3.9, hàng trăm đại biểu nông dân và cán bộ Hội NDVN xuất sắc đã tề tựu đông đủ tại Thủ đô để tham dự Đại hội thi đua yêu nước và biểu dương nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ IV (khai mạc vào ngày mai 4.9, tại Trụ sở Trung ương Hội Nông dân Việt Nam).

“Không còn cách nào khác nên chúng tôi phải hành động, trước hết là để sống sót, sau nữa là vực dậy ngành chăn nuôi trong nước. Cả đời gắn bó với con gà, cái máng… giờ gần như phải phá sản, chúng tôi đâu biết làm gì hơn!”.