Nâng Cao Ý Thức Người Dân
Thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát triển và lan nhanh trên vật nuôi. Vì thế, ngành chức năng của huyện Vân Canh đã triển khai nhiều biện pháp giúp nông dân chủ động đối phó với dịch bệnh gia súc, gia cầm (GSGC) có thể xảy ra trên địa bàn.
Theo thống kê của Phòng NN-PTNT huyện Vân Canh, trên địa bàn huyện có đến 80% dân số chăn nuôi GSGC. Hiện nay, toàn huyện có tổng số 14.897 con bò, 1.568 con dê, 9.760 con heo và 41.309 con gia cầm. Số lượng vật nuôi tương đối nhiều, nhưng bà con ở đây lại có tập quán nuôi thả rông nên rất khó khăn trong việc phòng chống dịch bệnh.
Để người dân nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh cho đàn GSGC, vừa qua, Trạm Thú y huyện Vân Canh đã phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện, các hội-đoàn thể triển khai công tác tuyên truyền phòng chống các loại dịch bệnh, đặc biệt là cúm A/H5N6, cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện.
Theo đó, các đơn vị thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh GSGC, nắm vững kiến thức và tác hại của từng loại bệnh để có các biện pháp xử lý phù hợp, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho người dân.
Cán bộ Trạm Thú y và Phòng NN-PTNT xuống tận cơ sở hướng dẫn cụ thể cho bà con cách phòng chống dịch, nhắc nhở làm vệ sinh môi trường chuồng trại, phun thuốc khử trùng tại các địa điểm chăn nuôi, theo dõi sát đàn GSGC để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường, nhanh chóng báo cáo cho cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Vận động bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu, vùng xa không được dùng thịt gia súc, gia cầm chết không rõ nguyên nhân mà phải báo cáo cho nhân viên thú y biết để kịp thời xử lý.
Ngoài công tác tuyên truyền, việc tiêm các loại vắc-xin phòng bệnh cho GSGC cũng được các cấp, ngành chú ý quan tâm đúng mức, luôn kiểm tra, giám sát và hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tiêm phòng nhiều loại bệnh cho vật nuôi như bệnh lở mồm long móng, dịch tai xanh, tả, tụ huyết trùng cho gia súc và dịch cúm A cho đàn gia cầm.
Hiện nay, tất cả 7 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã triển khai công tác tiêm phòng đạt tỉ lệ trên 80%. Trạm Thú y tiếp tục phân công cán bộ bám sát địa bàn, tiến hành kiểm tra đàn GSGC ở các cơ sở giết mổ, những nơi tập trung buôn bán để phòng chống dịch.
Ông Nguyễn Văn Hà, Trưởng Trạm thú y huyện Vân Canh, chia sẻ: Chúng tôi đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh GSGC, kết quả đạt được rất khả quan, nhưng qua thực tế cho thấy, cách làm hiệu quả nhất là nâng cao ý thức của từng người dân, phải tự mình phòng dịch bằng cách giữ gìn vệ sinh môi trường và khử trùng chuồng trại chăn nuôi của gia đình theo đúng quy trình kỹ thuật, mỗi người chăn nuôi phải biến mình thành một “nhân viên thú y” thì mới mang lại hiệu quả cao nhất.
Có thể bạn quan tâm
Theo Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối, tínhđến ngày 15-4 đã có 19/41 nhà máy đường kết thúc vụ sản xuất 2014-2015.
ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch rộ trái cây nhưng nhà vườn rất khó khăn trong tiêu thụ. Đáng buồn hơn, những sản phẩm phải tốn hàng ngàn USD để làm chứng nhận GlobalGAP nhưng chỉ bán được trong nước
Ở thời điểm đầu tháng Tư, giá hành chỉ trên dưới 2.000 đồng mỗi kg, nhưng gần tuần nay giá đang được đoàn viên thanh niên mua ở mức 7.000 đến 8.000 đồng; loại tốt, củ to, đều, một số thương lái đã trả giá tới 9.000 đến 10.000 đồng một kg.
Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á thuộc Bộ Công Thương, nhu cầu nhập khẩu rau quả, cây cảnh của các quốc gia vùng Vịnh (GCC) ngày càng tăng cao sẽ là cơ hội lớn cho một số loại trái cây Việt Nam như vải thiều, nhãn lồng, thanh long.
Dù đang dịp nghỉ lễ nhưng tại thị xã Vĩnh Châu và TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, không khí “giải cứu” 50.000 tấn hành tím tồn đọng đang rất khẩn trương nhằm giúp nông dân thoát cảnh trắng tay, nợ nần. Tính đến ngày 30-4, sản lượng hành tím được “giải cứu” khoảng 1.000 tấn.