Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi dê

Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi dê
Tác giả: BSTY.Phạm Nguyệt Nữ
Ngày đăng: 18/09/2023

Năm 2016, thông qua sự giới thiệu của người quen bác Sai biết đến mô hình nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn tỉnh. Lúc đầu không có vốn nên bác chỉ đầu tư nuôi vài đôi dê sinh sản; do chưa có kinh nghiệm nên có lứa dê sinh sản thành công nhưng cũng có lứa dê bị bệnh nên thất bại. Những lúc như thế bác đã không nản chí, trùng hợp thời gian đó bác đã được tham gia lớp tập huấn về chăn nuôi do Trung tâm Khuyến nông tổ chức, được sự giúp đỡ của cán bộ khuyến nông bác đã tìm ra nguyên nhân, cách phòng, chống bệnh cho đàn dê.

Cho đến nay đàn dê của gia đình đã phát triển lên 60 con, trong đó có 25 con dê sinh sản, mỗi năm đẻ được hơn 70 dê con. Dê con sau 1 năm có trọng lượng 25 - 30kg sẽ được xuất chuồng. Như vậy, mỗi năm gia đình bác xuất bán vài chục con dê thịt, với giá hiện nay là 200.000 đồng/kg thịt dê hơi cho thương lái đến tận nhà thu mua, trừ hết chi phí và tính công lao động, gia đình bác thu về 70 - 80 triệu đồng tiền lãi.

Khi được hỏi về kinh nghiệm nuôi dê, bác Sai cho biết: Nuôi dê không khó như nuôi các con vật khác, đòi hỏi người nuôi cần cù, chịu khó, sát sao với công việc. Về kỹ thuật làm chuồng trại, rất đơn giản, đảm bảo chuồng thông thoáng, tránh nắng nóng, mưa tạt, gió lùa. Việc phối giống rất quan trọng, do đó người nuôi chú ý 1 năm đổi dê đực 1 lần để tránh cận huyết.

Nhằm tạo điều kiện cho đàn dê phát triển khỏe mạnh, săn chắc, chất lượng thịt ngon cần có không gian chăn thả, nguồn thức ăn phong phú. Dê là loài có sức đề kháng khá tốt, tuy vậy cũng hay mắc một số bệnh như viêm phổi, đầy bụng,... nhưng nếu làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại, nắm chắc và thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh thì người nuôi sẽ thành công.

Theo bác Sai, việc nuôi dê không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật, lại là con nuôi phù hợp điều kiện tự nhiên. Người nông dân chỉ cần chịu khó, cộng thêm ít kinh nghiệm là có thể chăm sóc tốt đàn dê của mình. Vì vậy, không chỉ giúp ổn định kinh tế cho gia đình mình bác Sai còn tích cực hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân trong xã nếu ai có nhu cầu nuôi dê.

Sự cần cù, chịu khó, tâm huyết với nghề, với ý chí dám nghĩ, dám làm, đến nay mô hình nuôi dê của bác Sai là một trong những mô hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế, tạo ra một hướng đi mới cho ngành chăn nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Triển vọng từ mô hình nuôi rạm Triển vọng từ mô hình nuôi rạm

Trong những năm gần đây lĩnh vực Chăn nuôi, Thủy sản đã có những sự chuyển dịch đáng kể về quy mô cũng như các đối tượng nuôi.

09/08/2023
Thoát nghèo nhờ biết trồng thâm canh chuối tiêu hồng Thoát nghèo nhờ biết trồng thâm canh chuối tiêu hồng

Đồng bào dân tộc quanh xã A Ngo, huyện ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị lần đầu tiên thấy trồng chuối có bón phân, bao buồng, toàn bộ ruộng chuối trổ hoa cùng một lúc.

18/09/2023
Hiệu quả từ chăn nuôi lợn sinh học Hiệu quả từ chăn nuôi lợn sinh học

Từng trải qua giai đoạn suýt phá sản vì bệnh dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên, Hợp tác xã (HTX) Hoàng Long (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai) vẫn đứng vững.

18/09/2023