Nâng cao thu nhập từ mô hình nuôi ếch trong bể

Anh vui vẻ dẫn chúng tôi về nhà giới thiệu mô hình nuôi ếch của gia đình. Anh cho biết: “Từ hôm qua, sau khi cán bộ tổ thông báo trên xã có lớp tập huấn về nuôi ếch thịt, tôi đã bỏ buổi làm hồ để tham gia lớp tập huấn với mong muốn học hỏi thêm kỹ thuật nuôi ếch trong bể”. Anh nói thêm: “đúng là không bỏ phí một buổi đi làm, có tập huấn mới biết thêm nhiều điều bổ ích giúp cho việc nuôi ếch hiệu quả hơn…”.
Qua tìm hiểu được biết, từ ngày 7/4/2015 đến nay, gia đình anh mua 4.000 con ếch giống (chia làm 3 đợt) mang về thả nuôi trong 03 bể xây với mục đích kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Đến nay, sau 2,5 tháng nuôi, số ếch thả đợt đầu đã xuất bán. Anh Bài cho biết: Lúc đầu, anh cũng chỉ nghe trên các phương tiện thông tin như đài, ti vi nói về mô hình nuôi ếch trong bể, sau đó tìm hiểu thêm trên mạng internet, rồi đi mua con giống về nuôi và được chủ trại giống hướng dẫn thêm.
Số ếch mua về anh thả đều vào 3 bể (mỗi bể 6 mét vuông), sau đó cho ếch ăn thức ăn công nghiệp của cá; từ khi thả nuôi đến nay, tỉ lệ con giống hao hụt khoảng 15%. Trong quá trình nuôi, anh thường xuyên tách những con ếch lớn riêng với ếch nhỏ để chúng khỏi ăn nhau, đồng thời thường xuyên thay nước cho ếch nuôi. Hiện nay, anh đang bán ếch thịt khoảng 5 - 6 con/kg với giá 65.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá bán được cao như vậy là do vợ anh bán trực tiếp tại chợ Kim Long. Theo ước tính của anh, sau khi trừ chi phí mỗi kg ếch anh cũng lãi khoảng trên 40.000 đồng. Như vậy, với 4.000 con ếch giống thả nuôi, sau khoảng 3 tháng anh sẽ thu được khoảng 550 kg ếch thịt, với giá ếch thương phẩm hiện nay thì sau khi trừ chi phí gia đình anh cũng thu về hơn 20 triệu đồng tiền lãi.
Có thể nói hiệu quả từ mô hình nuôi ếch trong bể đem lại là đáng kể. Hiện nay, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh cũng đang triển khai tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi ếch trong bể nhằm nhân rộng cho các nông hộ có nhu cầu nuôi hoặc chuyển đổi từ các mô hình chăn nuôi kém hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh dinh dưỡng cho người dân, nhất là người dân vùng nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Bộ NN-PTNT vừa ban hành Thông tư 47/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa.

Phong trào nuôi ba ba ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ cho hiệu quả cao, lợi nhuận gấp 3 lần trồng lúa; điển hình là hộ ông Hồ Đức Nguyên ở ấp Phú Thọ mỗi năm lãi trên 100 triệu đồng.

Tình trạng ngư dân dùng rọ lồng nhập từ Trung Quốc tận diệt các loài thủy sản ở các sông Trường Giang, Tam Kỳ, Bến Ván... đang ngày càng phổ biến, gây nhiều bức xúc cho nhân dân.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau, 10 tháng đầu năm 2013, diện tích tôm nuôi bị bệnh trên địa bàn tỉnh hơn 906ha (trong đó có 749,3ha là tôm thẻ chân trắng), tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2012, tập trung ở TP Cà Mau, các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời. Để vụ nuôi tôm nước lợ năm 2014 đạt hiệu quả, Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, các trạm thú y, mạng lưới thú y cơ sở tăng cường công tác giám sát, hỗ trợ người nuôi phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi. Đồng thời khuyến cáo người nuôi thả nuôi với mật độ vừa phải: tôm sú từ 15-20 con/m2, tôm thẻ chân trắng từ 70-100 con/m2. Bên cạnh đó, vận động người nuôi chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan chuyên môn khi tôm nuôi có biểu hiện bệnh hoặc nghi ngờ bệnh để kịp thời phối hợp xử lý.

Cơn bão số 14 đi qua đã gây thiệt hại nặng nề cho bà con ngư dân Vân Đồn (Quảng Ninh). Hộ thiệt hại ít thì cũng vài chục đến vài trăm triệu đồng, hộ nhiều lên tới vài tỷ đồng. Điều đáng nói là đa số các hộ, doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản đều có thâm niên, nhiều kinh nghiệm trong nghề, nhưng do bão ập đến quá nhanh khiến họ trở tay không kịp.